Trang 3/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 38

Chủ đề: Chuyện Tào Lao Trên Đất Việt !?!?!.

  1. #21
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Cái thằng Tôn Hoa Sen gì đó đã ngu si càn dở, lũ tổ chức sự kiện lại cũng ngu si đi hùa vào làm chuyện tào lao bậy bạ.
    Ở Việt Nam thiếu gì người khuyết tật vượt lên trên số phận chẳng hạn như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, anh Sơn "phích" ở Nga Sơn (Thanh Hóa), đấy là chàng sinh viên không tay Nguyễn Ngọc Phú, sinh viên năm nhất lớp Khoa học máy tính K6 – trường Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc Gia... và vô số người khuyết tật Việt Nam khác tài ba, vượt lên số phận thì chúng không quan tâm, không động viên thăm hỏi...


    Thầy Ngọc Ký lúc trẻ


    ... và thầy Ký bây giờ


    Anh Sơn "phích"


    Sinh viên Nguyễn Ngọc Phú...

    Ờ, mà phải rồi, chúng vì sợ pháp luật sờ gáy nên mới phịa chuyện ra để nhằm rửa tiền, nhằm hợp thức hóa chớ có nhân đạo nhân điếc con mẹ gì đâu mà trách chúng. Thật vô duyên !?

  2. #22
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bắt Việt kiều quỳ lạy rồi cướp dây chuyền vàng vì... va chạm giao thông

    Chỉ vì va chạm giao thông, đối tượng gọi đồng bọn đi taxi đến chặn xe, bắt một Việt kiều quỳ lạy giữa đường và rồi sau đó chúng cướp của người bị hại sợi dây chuyền vàng trị giá 8.000 USD.
    Vụ việc xảy ra lúc 22h đêm 19/2/2013, tại khu vực phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Sau ít giờ tích cực điều tra, đến sáng nay Công an quận Hoàng Mai đã làm rõ, bắt giữ 3 trong số 4 đối tượng liên quan.

    Theo trình báo của anh Trần Quốc Đạt (SN 1971, một doanh nhân Việt kiều đang sinh sống tại Nga), khoảng 22h đêm 19/2, anh điều khiển xe ô tô Chevrolet Captiva biển kiểm soát 30S... đi từ đường Giải Phóng về nhà người thân tại khu Định Công. Đến trước cửa nhà số 119 phố Định Công, anh Đạt xảy ra va chạm giao thông nhẹ với một nam thanh niên đi xe máy cùng chiều. Hai bên xảy ra cãi vã.

    Sau đó, nam thanh niên gọi một số đối tượng đi xe taxi ập đến, lôi anh Đạt xuống xe, bắt quỳ lạy xin lỗi, khiến anh này bị thương tích nhẹ. Nghiêm trọng hơn, anh Đạt còn trình báo bị nhóm đối tượng giật mất một dây chuyền vàng trị giá 8.000 USD.


    Anh Đạt bị nhóm côn đồ bắt quỳ lạy. (Ảnh minh họa)
    Bước đầu công an làm rõ, thanh niên va chạm giao thông với anh Đạt là Trương Văn Chính (SN 1984, ở Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì). Sau khi va chạm, Chính vừa lái xe máy đuổi theo chửi nhau với anh Đạt, vừa rút điện thoại alo cho Trần Anh Tùng (SN 1991, ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai) đến tiếp ứng.

    Tùng lập tức gọi Ninh Xuân Trường (SN 1985, quê Thái Bình) lái xe taxi đến đón mình và một người bạn tên Dũng (tức Mít, SN 1990, ở phường Đại Kim, Hoàng Mai) phi đến hiện trường. Trường lái taxi ép xe anh Đạt dừng lại, rồi rút chìa khóa xe anh này để nhóm Tùng, Chính hành hung nạn nhân.

    Trừ Dũng “Mít” đang không có mặt tại nơi cư trú, công an đã bắt giữ được 3 đối tượng còn lại và đang điều tra làm rõ có hay không vụ cướp dây chuyền vàng. Công an cũng thu giữ được của Tùng một khẩu súng bắn đạn hoa cải, một khẩu súng bắn bi sắt và một chiếc bật lửa hình quả lựu đạn.

    Shaolaojia theo ANTĐ ngày 20.2.2013
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #23
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Mát xa Yoni lạc thú quái đản mới của các quý bà

    Chuyện quý bà đơn thân mát xa Yoni đã diễn ra từ rất lâu. Điều oái oăm là thời gian gần đây, một số ông chồng lại thích cho vợ đi mát xa Yoni. Dù chỉ là số ít nhưng cũng đáng để các nhà đạo đức học lưu ý và đặt câu hỏi: Phải chăng đạo đức trong các gia đình đang bị xói mòn?
    Mát xa yoni là mát xa cái chi?

    Sau hàng tháng trời sử dụng mọi biện pháp nghiệp vụ, cuối cùng chúng tôi cũng có được số điện thoại của Ch, người được cho là trưởng nhóm "Ngón tay kỳ diệu".

    "Ngón tay kỳ diệu" là một nhóm nam thanh niên "kỹ thuật viên mát xa di động chuyên phục vụ quí bà". Theo lời đồn của giới xã hội ngầm thì Ch đã từng là du học sinh ở Nhật. Trong thời gian du học, Ch có điều kiện tiếp cận với "công nghệ giải trí thụ hưởng", trong đó có "ngành" mát xa. Và trong "ngành" mát xa có "phân khoa" phục vụ quí bà. Tuy tốt nghiệp thạc sỹ ngành tâm lý học ở Nhật nhưng khi về nước, Ch lại lao vào "nghiên cứu và thực hành" nghề mát xa phục vụ chị em.

    Tôi gọi điện thoại cho Ch. Cuộc gọi đầu, Ch trả lời gọn trước khi cúp máy đột ngột: "Xin lỗi! Em không phục vụ đàn ông và gay". Cuộc gọi thứ hai, tôi phải vòng vo với nội dung: "Tôi là bạn thân của N (một khách hàng của Ch), trước đây có làm kỹ thuật viên mát xa cho khách hàng nam nhưng nghe đồn trào lưu mát xa yoni đang có ăn, vì chưa biết cung cách phục vụ như thế nào nên tôi mời anh chầu nhậu để được tư vấn học hỏi...v...v...". Có lẽ xúc động trước khả năng "nói dối như thật" của tôi, Ch từ chối nhậu nhưng chấp nhận 1 cái hẹn ở quán cà phê K5 trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1.

    Đó là một gã trai trạc 30 tuổi, áo sơ mi trắng bỏ vào quần, tay xách samsonai, dung nhan trung bình, cao khoảng 1,70 mét, gầy, sắc diện tuy không hồng hào nhưng không đến nỗi bệnh hoạn. Rất tự tin, Ch bắt tay tôi và chào bằng câu hỏi: "Anh biết mát xa yoni là mát xa cái gì không?". Ch trả lời luôn: "Yoni là linh vật của phụ nữ đó".

    Ch mở laptop cho tôi xem 1 số file ảnh kỹ thuật số, có lẽ sao chép trên mạng nên dung lượng thấp. Tuy vậy, Ch vẫn khoe: "Toàn hình chính em chụp cho khách hàng thôi đấy". Tất cả những bức ảnh đều bị cắt hoặc che mờ gương mặt nhân vật.

    Một số ảnh cho thấy cảnh một phụ nữ hoàn toàn khỏa thân đang nằm sấp để một người đàn ông ngồi hẳn lên sau đùi dùng 2 tay xoa cặp mông.

    Một số ảnh cho thấy người phụ nữ nằm ngửa, phô bầy tất tần tật những vị trí mà ngày xưa chỉ cần hé lộ cho người khác trông thấy là quyên sinh bỏ mạng để bảo toàn tiết hạnh. Trên thân thể lồ lộ ấy là đôi bàn tay gân guốc của một gã đàn ông đang sờ mó, nhào nặn.

    Tôi chưa kịp sốc thì Ch bật một số ảnh khác nặng "đô" hơn. Đó là những bức ảnh chỉ chụp cái "dô ni" đã tỉa tót "râu ria" gọn gàng. Đôi bàn tay gân guốc đàn ông đang "xỉa, xoáy, chọc, ngoáy" thô bạo.

    Tôi vừa lau mồ hôi trán vừa hỏi Ch: "Đây là công đoạn cuối?". Ch trả lời tỉnh bơ: "Chưa. Đó chỉ là công đoạn khỏi động để bước vào công đoạn Z". Ch giải thích "công đoạn Z" là kỹ thuật viên không mát xa yoni quí bà bằng tay nữa mà sử dung cái... Linga.
    Tôi hỏi Ch: "Nếu mình mát xa bằng Linga thì có bị giảm tiền công không?". Ch cười phá lên: "Không giảm mà phải thêm tiền đó anh. Nếu mình làm đến công đoạn dùng tay mát xa yoni rồi ngưng, thì giá 200.000 đồng một suất. Nếu khách hàng yêu cầu làm đến công đoạn Z thì phải trả thêm 300.000 đồng cho mình. Anh phải làm cho khách tê mê để khách không chịu nổi đòi làm công đoạn cuối. Nghệ thuật kiếm tiền sướng ở chỗ đó. Hầu hết các khách hàng, khi làm đến công đoạn mát xa Yoni đều đòi làm tiếp công đoạn cuối. Khi khách hàng lên đỉnh chót vót, mình mới ăn tiền".


    Ảnh minh họa

    Khách hàng ruột là các cặp vợ chồng trí thức

    Phải thừa nhận Ch có khiếu ăn nói. Anh ta sử dụng rất nhiều thuật ngữ "xã hội ngầm học" để chứng tỏ kiến thức "Yoni học" của mình thuộc hàng "uyên bác". Anh ta còn cho biết, khách hàng của anh ta phần đông là những trí thức và trong số đó, chiếm đa số là những cặp vợ chồng. Rất nhiều ông chồng chủ động mời anh ta đến tận nhà mát xa cho vợ. Khi anh ta mát xa, những ông chồng còn kéo ghế ngồi tréo chân xem và chụp ảnh, quay phim làm kỷ niệm.

    Ch cho biết nhóm của anh ta nổi tiếng trong giới ăn chơi sa đọa là nhờ yếu tố phục vụ đặc biệt: Chuyên phục vụ cho các cặp vợ chồng. Và đối tượng khách hàng anh ta nhắm tới cũng chỉ là những cặp vợ chồng. Ngoài thời gian đi phục vụ cho khách hàng, tận dụng thời gian còn lại trong ngày Ch vào các trang web đen làm quen với các ông chồng thích cho vợ mát xa yoni để bắt khách.

    Tôi hỏi Ch đã từng gặp trường hợp nào đang "hành sự", ông chồng chợt lên cơn ghen không. Ch khẳng định: Chưa từng gặp trường hợp đó bao giờ. Duy nhất 1 lần, nhận được điện thoại của khách hàng là nữ, Ch xách túi đồ nghề đến. Ông chồng rất lịch sự mời Ch vào tận phòng ngủ. Bà vợ ông ta đã cởi đồ nằm trùm chăn sẵn. Khi giở tấm chăn ra, Ch thấy trên người bà vợ có một số vết bầm mới toanh. Nghi là bà vợ vừa ăn đòn của chồng, Ch bảo bỏ quên 1 số dụng cụ cần thiết xin phép được đi lấy. Ông chồng sợ Ch bỏ trốn, buộc Ch để lại túi đồ nghề. Ch đành bỏ luôn túi đồ nghề rồi đào tẩu.

    Viện cớ mới cập nhật kiến thức "Yoni học" chưa thấm nhuần, tôi cần học hỏi thêm và chấp nhận đóng học phí. Ch khoát tay: "Vì anh là bạn thân của anh N nên em hướng dẫn vô tư. Nếu có khách em sẽ chia sẻ cho anh, không cò kiếc gì cả, của ai nấy ăn, khách ai nấy hưởng". Trước khi chia tay, Ch còn copy cho tôi một clip quay một ca mát xa từ khi khách hàng còn mặc nguyên quần áo cho đến khi chẳng còn gì trên thân thể.

    Sau vài lần tiếp xúc, dần dà tôi tìm hiểu được gần trọn vẹn chân dung thật của trưởng nhóm "Ngón tay kỳ diệu". Hóa ra, Ch chưa từng đi du học và trình độ văn hóa chỉ vừa tốt nghiệp tú tài. Năm 19 tuổi, Ch rời quê Nam Định theo 1 ông anh họ vào TPHCM hành nghề "lắc xu" dạo. "Lắc xu" là đấm bóp, cạo gió, giác hơi cho cánh lao động chân tay. Năm 2010, Ch xin vào làm kỹ thuật viên cho một trung tâm mát xa sang trọng chuyên phục vụ quí bà ở trung tâm quận 1. Trong thời gian phục vụ tại trung tâm mát xa này, Ch đã lén lôi kéo được hơn 5 khách hàng nữ làm "mối ruột" để bí mật "nhảy dù".

    Nếu đến trung tâm, khách hàng sẽ phải trả hơn 1 triệu đồng cho 1 suất mát xa tới bến. Ch chỉ được hưởng 20% tiền công trong khoản thanh toán đó. Nhưng nếu gọi trực tiếp cho Ch đến nhà riêng hoặc khách sạn, khách hàng chí tốn 500.000 đồng. Cách bắt khách ra ngoài như vậy dân trong nghề gọi là "nhảy dù".

    Biến tướng của phương pháp mát xa Yoni

    Nhận thấy nghề mát xa quí bà "có ăn", Ch lên mạng nghiên cứu các phương pháp nâng cao tay nghề gợi dục bằng mát xa. Đầu năm 2011, Ch lôi kéo được 3 "kỹ thuật viên mát xa cao cấp" rời trung tâm ra ngoài lập thành nhóm phục vụ di động và tự lấy tên là "Ngón tay kỳ diệu". Ch trở thành "thạc sỹ tâm lý từng du học ở Nhật, chuyên mát xa trị liệu chứng lãnh cảm cho phụ nữ bằng phương pháp mát xa yoni xuất xứ từ Nhật Bản".
    Dù không quảng cáo ầm ĩ nhưng nhóm của Ch có việc làm thường xuyên, chứng tỏ nhu cầu "mát xa đến Z" của quí bà không hề kém cạnh cánh đàn ông.


    Ảnh minh họa

    Gọi là trưởng nhóm vì Ch lớn tuổi nhất, có nhiều "mối ruột" nhất. Ngày ế nhất Ch cũng có 2 khách. Những ngày có nhiều khách, Ch phải chia sẻ lại cho đàn em bởi có tài thánh, mỗi ngày Ch cũng chỉ phục vụ tối đa 4 bà là... đi hết nổi. Để có sức "phục vụ", Ch phải áp dụng phương pháp "bế tinh" và ăn mỗi ngày 4 bữa đầy đủ chất. Trước mỗi ca phục vụ, Ch luôn phải nốc thuốc bổ dương, tráng thận. Ngoài ra, mỗi ngày Ch còn phải dành 1 giờ tập những động tác thể dục chuyên biệt cho "sức khỏe tình dục".

    Ch khẳng định, tại TPHCM có ít nhất 10 nhóm mát xa di động bí mật phục vụ cho quí bà. Với Ch, dân mát xa yoni chính hiệu có "đạo đức nghề nghiệp" riêng. Mớ "đạo đức" đó rất đơn giản: Chuyên môn, lịch sự, ân cần và tận tụy.

    Chuyên môn là mát xa đúng thứ tự công đoạn chứ không lợi dụng nghề để thỏa mãn tình dục bản thân, phải làm cho khách thỏa mãn tận cùng. Lịch sự là không làm những động tác khách hàng từ chối, không chạm vào những vị trí khách hàng không thích, không tiết lộ nhân thân khách hàng và không chủ động gọi điện thoại, nhắn tin cho khách hàng, kết thúc ca mát xa là kết thúc mối quan hệ. Ân cần là biết chăm chút từng khách hàng, biết tư vấn tâm lý khi khách hàng có nhu cầu trò chuyện. Tận tụy là bất kỳ giờ nào khách yêu cầu cũng phải đến ngay, chậm nhất là 30 phút.

    Khi được hỏi về khả năng bị bắt về tội bán dâm, Ch cười ruồi: "Cái này là dịch vụ chứ không phải bán dâm. Vả lại khi hành nghề có ông chồng bên cạnh, chả ai bắt được tội mình".

    Theo An Ninh Thủ Đô

  4. #24
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts

    Cắt Trym vì giận...


    Đêm trước khi xảy ra sự việc, ông T. đi nhậu về, muốn gần gũi nhưng bị người vợ cự tuyệt nên sáng ra, ông đã tự lấy kéo xử “thằng nhỏ” để chứng minh lòng chung thuỷ.

    Tự cung

    Ngày 23.9. 2012, Bệnh viện Nhân dân 115 - TP. HCM cho biết vừa phẫu thuật nối dương vật thành công cho ông H.M.T (44 tuổi, ngụ TP. HCM).

    Trước đó, ngày 19.9, ông T. nhập viện trong tình trạng dương vật bị đứt sát gốc. Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu, khâu nối niệu đạo, thể hang, mạch máu… và cứu được "của quý" của ông T. Sau khi nối ghép, phần bị cắt đã được tưới máu, ấm hồng và đã có cảm giác trở lại.


    Người tự cắt của quý đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115.


    Theo tin tức từ ông T, ông là tài xế, giờ giấc thất thường nên hay bị vợ ghen tuông. Đêm trước khi xảy ra sự việc, ông T. đi nhậu về, muốn gần gũi nhưng bị người vợ cự tuyệt nên sáng ra, ông đã tự lấy kéo xử “thằng nhỏ” để chứng minh lòng chung thuỷ.

    Thạc sĩ - bác sĩ Trương Hoàng Minh, Trưởng Khoa Ngoại niệu - Ghép thận Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết từ trước đến nay, bệnh viện chỉ tiếp nhận người đứt dương vật chủ yếu do bị vợ cắt hoặc tự cắt do có vấn đề về tâm thần. Những người bị đứt bộ phận này nếu nối thành công thì "phong độ đàn ông" cũng chỉ còn đạt 80% so với ban đầu.

    Theo Người Lao Động
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  5. #25
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hà Nội
    Tên cướp chuộc lại điện thoại trả bị hại


    Thứ năm, 13/6/2013, 17:56 GMT+7

    Thấy bị hại nhắn tin sẽ báo công an về hành vi ăn cướp của mình, Sơn chuộc lại tang vật đã bán, thuê người đem trả lại.

    Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội đang tạm giữ Lê Văn Sơn (22 tuổi, ở xã Đa Tốn) để điều tra hành vi cướp giật tài sản.


    Lê Văn Sơn tại trụ sở công an. Ảnh: Việt Dũng.

    Khoảng 19h45 ngày 10/6, Sơn điện thoại cho hãng taxi Long Biên bảo điều xe đến đón ở phường Sài Đồng, quận Long Biên. Dọc đường, Sơn bảo tài xế dừng để vào một quán tạp hóa rồi quay ra đi tiếp. Khi gần tới xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Sơn giật điện thoại và gần một triệu đồng của tài xế rồi bung cửa bỏ chạy.

    Chiều muộn ngày 12/6, Sơn bị bắt tại nhà. Anh ta từng có một tiền án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mới ra tù được 2 tháng.

    Cơ quan chức năng phát hiện Sơn còn gây ra 3 vụ cướp giật tại huyện Gia Lâm và Từ Liêm với thủ đoạn tương tự. Trong vụ cướp ở huyện Từ Liêm, sau khi lấy được điện thoại của nạn nhân, Sơn đem bán lấy 500.000 đồng và giữ lại sim sử dụng. Khi bị hại nhắn tin vào số này dọa sẽ báo công an, Sơn đã chuộc lại điện thoại, thuê người đem đến trả.

    Tại trụ sở, Sơn khai sau khi bố mẹ ly dị, anh ta ở với bố. Chưa học hết lớp 7, Sơn nghỉ ở nhà, sống lêu lổng. Trước khi dính án 30 tháng tù, Sơn từng vào trường giáo dưỡng. "Chán nản vì mẹ nợ nần chồng chất, lại không có người giáo dục nên Sơn liên tục phạm tội", một điều tra viên cho biết.

    Việt Dũng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #26
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Đồng Tháp
    Kêu gọi mọi người: "Không sao nhãng ngược đãi bạo lực trẻ em"


    Đó là dòng chữ trên tấm biển được treo gần trụ sở UBND xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.


    Tấm Pano kêu gọi mọi người hùa nhau ngược đãi trẻ em của người... lớn ?!

    Chỉ cần thiếu dấu phẩy, ý nghĩa của bảng tuyên truyền đã thay đổi hoàn toàn, người xem có thể hiểu là: hãy nhớ (đừng quên) ngược đãi bạo lực đối với trẻ em.

    Shaolaojia (theo Trần Liên Quang - VNexpress)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #27
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nghi vấn lừa đảo, làm giả hài cốt liệt sĩ để thu tiền tỉ - Bài 1: Những cuộc quy tập bất thường

    24/10/2013 13:50

    (TNO) Lần thứ 4 trong vòng 7 tháng, nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy (tức cậu Thủy) cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) tổ chức đợt quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS). Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị phản đối quyết liệt vì họ khẳng định hiện trường đã bị làm giả.


    "Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy (áo vét xám) chỉ đạo cuộc tìm kiếm quy tập vào tối 25.7

    Hiện trường "đã được chuẩn bị"


    Ngày 25.7, thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai (H.Gio Linh, Quảng Trị) náo nhiệt lạ thường vì đoàn người mặc áo thun xanh lá cây, mang logo NH CSXH, và nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy tiến hành tìm kiếm, quy tập HCLS tại đây.

    Một việc làm nếu chúng ta không làm hết trách nhiệm của mình thì chúng ta có tội với người đã mất. Hôm nay có các anh giám sát hiện trường để xem xét. Có thể kết luận rằng những nơi mà có hài cốt, mà có di vật gì đó là những nơi đã được chuẩn bị và đào sẵn
    Đại tá Trần Minh Thanh - Chính ủy BCHQS tỉnh Quảng Trị
    Chuyện tìm mộ của đoàn người này cũng khá... ly kỳ. Sau khi làm lễ, ông Thúy trao nhang cho một người phụ nữ mặc áo xanh của NH CSXH. Cùng lúc đó, hai người đàn ông, cũng của ngân hàng dìu người phụ nữ này (cho là đã được vong nhập), đi tìm mộ.

    Đến một nơi, ông Thúy phán đây là mộ phần của các liệt sĩ Tạ Văn Tín, Hoàng Văn Thành và Nguyễn Như Hổ. Ông Thúy và Tổng giám đốc NH CSXH Dương Quyết Thắng yêu cầu phải cho "quân" của mình (là vợ ông Thúy và nhân viên của NH CSXH tự tay tiến hành đào bới, cất bốc HCLS).

    Do đã được báo trước về các nghi vấn từ 3 vụ “quy tập” tương tự tại Đắk Lắk và Bình Phước, BCHQS tỉnh Quảng Trị đã bảo vệ hiện trường và thực hiện đào bới bằng tay để đối chứng, với sự chứng kiến của NH CSXH, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Quảng Trị, cùng thân nhân liệt sĩ và người dân địa phương.

    Hàng loạt dấu hiệu làm giả hiện trường đã được phơi bày.

    Cụ thể, đất ở đây đã được đào bới từ trước nên tơi xốp, đào bằng tay được hơn 1 m trong khi dân quân đào đối chứng ở ba miệng hố xung quanh chỉ được tối đa khoảng 20 cm. Các rễ cây dưới đất đều bị chặt chưa lâu. Tại nơi phát hiện “hài cốt” vẫn xuất hiện lá tràm xanh tươi.

    Trước quá nhiều điều bất thường như vậy, đại tá Trần Minh Thanh, Chính ủy BCHQS tỉnh Quảng Trị, đã phải kết luận ngay với người của NH CSXH tại đó rằng: “Một việc làm nếu chúng ta không làm hết trách nhiệm của mình thì chúng ta có tội với người đã mất. Hôm nay có các anh giám sát hiện trường để xem xét. Có thể kết luận rằng những nơi mà có hài cốt, có di vật gì đó, là những nơi đã được chuẩn bị và đào sẵn”.

    Đến tối cùng ngày, BCHQS tỉnh, huyện và chính quyền xã Gio Mai kết luận số hài cốt tìm được không đủ cơ sở để xác định là HCLS, vì thế các cơ quan này không tham gia tiếp tục khai quật.


    Đại tá Trần Minh Thanh (giữa, người mặc quân phục, khoanh tay), Chính ủy BCHQS tỉnh Quảng Trị, giám sát cuộc tìm kiếm quy tập và khẳng định đây là một vụ dàn dựng hiện trường


    Lá cây phát hiện chung với số hài cốt vẫn còn xanh tươi


    Các rễ cây đã bị chặt đứt... từ trước


    Chưa khai quật đã xác định tên liệt sĩ!

    Ông Nguyễn Thanh Thúy và các nhân viên NH CSXH lại tiếp tục sử dụng cuốc xẻng để mở rộng các vị trí quy tập, phân chia những mẩu xương bốc lên ra 9 tiểu sành nhỏ và đưa về sân vận động xã Gio Mai làm lễ.

    Mặc dù không có biên bản bàn giao của BCHQS tỉnh Quảng Trị, nhưng đến sáng 26.7, NH CSXH vẫn đưa 9 tiểu sành vào Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) quốc gia Đường 9 để làm lễ truy điệu chớp nhoáng. Do BCHQS tỉnh Quảng Trị không đồng ý đây là HCLS nên 9 tiểu sành được chôn tạm xuống ven lối đi trong NTLS đường 9.

    Ngày 1.8, đại diện NH CSXH Việt Nam đã xin gặp BCHQS tỉnh Quảng Trị để trần tình và đề nghị công nhận HCLS cho các hài cốt vừa tìm được. Đáng chú ý là trong cuộc gặp gỡ này, NH CSXH còn mời cả thân nhân của 2 trong số 3 gia đình liệt sĩ được cho là đã tìm thấy trong cuộc quy tập.


    Buổi tìm kiếm HCLS dù bị BCHQS tỉnh Quảng Trị phản đối nhưng các nhân viên trong đồng phục áo xanh của NH CSXH vẫn tự mình đào bới quy tập hài cốt cho là liệt sĩ
    Có một chuyện lạ lùng nữa là khi chưa tiến hành khai quật, NH CSXH đã biết trước là sẽ tìm kiếm được bao nhiêu hài cốt và của LS nào. Trong công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị ngày 15.7, NH này nêu rõ: Theo chương trình “Tìm kiếm quy tập HCLS” trong 2 ngày (25 và 26.7), NH CSXH Việt Nam phối hợp với nhà tâm linh, ngoại cảm xác định và tổ chức cất bốc hài cốt 9 liệt sĩ, trong đó có 3 liệt sĩ Tạ Văn Tín, Nguyễn Như Hổ và Hoàng Văn Thành…

    Trong cuộc trần tình với BCHQS tỉnh Quảng Trị, ông Đoàn Văn Khải, Chủ tịch Công đoàn NH CSXH, cho biết đây không phải là lần đầu tiên NH tham gia tìm kiếm, cất bốc và quy tập HCLS. Ông Khải khẳng định đã “tìm được 115 HCLS rồi, ở các nơi khác. Chúng tôi nói là các tỉnh đều xác nhận chứ không riêng Quảng Trị”.

    Trước tình hình này, BCHQS tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu làm xét nghiệm ADN đối với 3 gia đình liệt sĩ có tên, và giám định di vật, cụ thể là 3 bi đông khắc tên.

    Ngày 4.8, Viện Pháp y quân đội vào lấy mẫu 9 tiểu sành. Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Chủ nhiệm Khoa xét nghiệm, cho biết có 3 loại xương trong mỗi tiểu sành: hài cốt không bị tác động, hài cốt bị tác động (tức là các mảnh vỡ của xương còn mới - PV) và loại hài cốt thứ ba chính là xương động vật.

    Ngày 16.8, Viện Pháp y quân đội có văn bản gửi Cục Người có công (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết kết quả giám định bước đầu trong đó khẳng định có một số xương nhỏ nghi ngờ là xương động vật và đề nghị cho ý kiến về việc giám định ADN.

    Trong khi đó, kết luận của Phòng khoa học hình sự Công an tỉnh Quảng Trị ngày 20.8 cho biết số di vật (các bi đông tìm được) có nét chữ khắc còn mới trong khi bề mặt kim loại sáng hơn, bờ mép sắc gọn và mức độ oxy hóa ít hơn so với sự oxy hóa trong điều kiện tự nhiên của toàn bộ bề mặt các bi đông.


    Người tự xưng là nhà ngoại cảm, tức "cậu Thủy" (đeo kiếng)

    Cho đến thời điểm này, quan điểm của BCHQS tỉnh Quảng Trị vẫn trước sau như một, khẳng định chắc chắn số hài cốt được “tìm thấy” hồi tháng 7 năm nay không phải là hài cốt của các anh hùng liệt sĩ bởi những căn cứ xác thực kể trên. Ngoài ra, những lý do khác như "tại sao mũ cối nằm dưới đất 43 năm mà vẫn còn?" cũng được BCHQS tỉnh Quảng Trị đưa ra.

    Ngay cả người dân thôn Lâm Xuân hay cấp ủy, chính quyền xã Gio Mai cũng cùng quan điểm trên, vì địa hình gò cát Lâm Xuân chỉ mới được bồi trong vòng một chục năm nay. Thời chiến tranh, tại vị trí khai quật, không diễn ra chiến sự và không có mặt Sư đoàn 320, đơn vị của 2 trong số 3 liệt sĩ được nêu tên.

    Theo điều tra của chúng tôi, đây không phải là lần đầu tiên các cuộc tìm kiếm, quy tập HCLS của “cậu Thủy” kết hợp với NH CSXH Việt Nam gặp phản ứng gay gắt từ các sở, ban ngành địa phương.

    Vậy nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy, tức “cậu Thủy”, là ai? NH CSXH vì sao lại nhiệt tâm đến thế trong việc cùng nhà tâm linh này tìm kiếm, quy tập HCLS?

    Còn nữa...

    Nhóm PV Thanh Niên Online
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #28
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nghi vấn lừa đảo, làm giả hài cốt liệt sĩ để thu tiền tỉ - Bài 1: Những cuộc quy tập bất thường

    24/10/2013 13:50

    (TNO) Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy") không cho người khác gọi mình là nhà ngoại cảm mà tự xưng là "nhà tâm linh". Từng có tiền án, sau khi ra tù, ông Thúy chuyên hành nghề tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất.

    Người tự xưng là "nhà tâm linh", tức "cậu Thủy" (đeo kiếng)

    Từng vào tù về tội lừa đảo

    Theo điều tra của chúng tôi, Nguyễn Thanh Thúy (54 tuổi, quê quán tại thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, H.Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) từng là công an. Nhưng ông Thúy đã bị loại khỏi ngành vì lạm dụng chức vụ và lừa đảo.

    Trong Báo cáo kết quả giám sát khai quật, đại tá Nguyễn Văn Bình, Đội quy tập K72 của Bộ chỉ huy quân sự Bình Phước, nêu ý kiến: Cùng với Sở LĐ-TB-XH, Đội K72 thống nhất xác định đây không phải là hài cốt. Kiến nghị khai quật lại toàn bộ số hài cốt vừa an táng đem đi giám định AND để đi kết luận cuối cùng một cách khoa học và chính xác.

    Đích thân Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Phước Võ Văn Mãng hai lần gửi công văn cho Cục Người có công, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị giám định AND và giám định xương cốt nhưng vẫn không có kết quả.
    Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.

    Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “thấu thị”, tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”.

    Quy trình tìm kiếm như sau: Người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0,5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.

    Những cuộc tìm kiếm "thành công" của vợ chồng Thúy để lại rất nhiều nghi vấn.

    Như trường hợp liệt sĩ Hoàng Văn Tố, hy sinh tại Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, cách làng Vây hơn 100 cây số. Vậy mà Thúy lại nói liệt sĩ Tố nằm tại làng này.

    44 năm đã qua, xương thì vụn nát mà chiếc mũ cối kèm theo vẫn còn nguyên lớp giấy bồi, không mủn. Dép cao su còn mới nguyên có đục tên, lớp đất đen mà Thúy bảo là xương thịt liệt sĩ hóa thành lại là bùn được rải một lớp mỏng.

    Liệt sĩ Trần Văn Thực hy sinh tận Quân khu 9 nhưng Thúy dẫn gia đình ra đến Cam Lộ, Quảng Trị và đưa về một nhúm xương vụn với chi phí lên đến 120 triệu đồng.

    Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng.

    Gắn chặt với ngân hàng

    Không phải đợi đến vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) ở Lâm Xuân, xã Gio Mai (H.Gio Linh, Quảng Trị) (như Thanh Niên Online đã tường thuật trong bài 1) mà sự kết hợp của "nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) mới bắt đầu.


    Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã tiến hành đối chứng, kiểm tra việc quy tập hài cốt liệt sĩ mà "cậu Thủy" và một ngân hàng thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hôm 25.7...

    Theo thống kê của chúng tôi, đã có đến 105 trường hợp HCLS được cả Thúy và NHCSXHVN tìm được, với chi phí bồi dưỡng cho "nhà tâm linh" là 75 triệu đồng/trường hợp.

    Cuối tháng 12.2012, “cậu Thủy” và NHCSXHVN đã tổ chức quy tập HCLS tại xã Ea H’Leo, bàn giao 31 HCLS cho tỉnh Đắk Lắk. Cũng với một kịch bản tương tự tại Quảng Trị, chỉ có người nhà “cậu Thủy” và nhân viên NH được tham gia tìm kiếm, cất bốc. Đội quy tập F320 chỉ đứng ngoài chứng kiến.

    Đáng chú ý là tại địa điểm khai quật (khu vực km 105, gần cầu 110, thôn 1, xã Ea H’leo), theo xác minh của Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 thì không thấy có đơn vị nào hoặc trận đánh nào thuộc Mặt trận Tây nguyên - Quân đoàn 3 tại đó. Cũng không có thông tin về liệt sĩ nào hy sinh và được mai táng tại khu vực đó.

    Ngoài ra, trong danh sách 5 liệt sĩ được xác định danh tính tại đó thì có người có thời điểm hy sinh cách nhau đến 4 năm.

    Sự phi lý càng lộ rõ khi liệt sĩ Nguyễn Văn Hải hy sinh năm 1969 tại Quảng Trị, còn liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (họ hàng Mẫn Thị Duyên, hiện đồng đội vẫn còn sống) ngã xuống năm 1968 tại Đông Nam bộ nhưng xương cốt của họ lại lại nằm chung với nhau tại mảnh đất Tây nguyên.


    .... và Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị nhận thấy các rễ cây ở lớp đất phía trên hố khai quật đều đã bị cắt từ trước
    Tháng 2, tại Bình Phước, hình ảnh “cậu Thủy” cùng dàn nhân viên áo thun xanh đồng phục của NHCSXHVN lại xuất hiện rầm rộ trong một cuộc quy tập mới ở P.Hưng Chiến, H.Bình Long.

    Có tổng cộng 15 HCLS được “cậu Thủy” và các nhân viên NH tìm thấy trong cuộc quy tập này. Tuy nhiên, vẫn là những mảng miếng, kịch bản và nghi vấn y chang những lần trước.

    Ông Võ Văn Mãng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) Bình Phước, cùng đại tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội quy tập K72, đều bức xúc cho rằng đây là sự lừa bịp rõ ràng.

    Trong Báo cáo kết quả giám sát khai quật, đại tá Bình nêu ý kiến: Cùng với Sở LĐ-TB-XH, đội K72 thống nhất xác định đây không phải là hài cốt. Kiến nghị khai quật lại toàn bộ số hài cốt vừa an táng đem đi giám định ADN để có kết luận cuối cùng một cách khoa học và chính xác.

    Đích thân Phó giám đốc Võ Văn Mãng hai lần gửi công văn cho Cục Người có công Bộ LĐ-TB-XH (vào tháng 1 và tháng 7.2013) đề nghị giám định ADN và giám định xương cốt đã quy tập nhưng vẫn không có kết quả...

    Nhóm PV Thanh Niên Online
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #29
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Ăn xin 2014: Chia ca trực, trả lương tháng, những chuyện kinh hãi

    Báo Người Đưa Tin
    19.04.2014 | 06:00 AM

    Lần theo địa chỉ mà người dân cung cấp, PV được dịp mục sở thị khu nhà trọ mà những kẻ chăn dắt người ăn xin làm nơi trú ngụ. Tại đây, các “thủ pháp” mà những kẻ “chăn dắt” lợi dụng người già, kẻ tàn tật đi ăn xin kiếm bạc triệu mỗi ngày cho chúng dần bộc lộ rõ...

    “Thủ phủ” của “trùm chăn dắt”

    Trong vai người muốn đi thuê nhà, chúng tôi đã tiếp cận khu nhà trọ số 293/36 đường 30 tháng 4, khu phố 5, phường Chánh Nghĩa (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) của bà Thúy “mập”. Đây được xem là “thủ phủ” của những kẻ “chăn dắt” giới ăn xin là người già, người tàn tật.

    Như đã được thông tin từ trước, căn phòng trọ của những kẻ ăn xin nằm ở phòng số hai, phía bên phải (tính từ ngoài cổng vào) và thêm một phòng ở dãy đối diện. Đó là hai căn phòng của gia đình bà Trịnh Thị Thanh và ông Nguyễn Đình Lạc, gồm ba người (chồng bà Thanh, bà Thanh và người con trai Nguyễn Đình Đông, quê ở Bình Phước) thuê, để “chăn dắt” ba người già gầy yếu và một người phụ nữ tàn tật (họ đều được bà Thanh đem từ quê lên).

    Theo quan sát của PV, họ cực kỳ cảnh giác với người lạ, căn phòng của họ luôn đóng cửa cài then mỗi khi có sự xuất hiện của người lạ. Những người khác sống trong dãy trọ chủ yếu làm nghề nhặt lượm ve chai và bán hàng rong. Chính vì thế, mặc dù chứng kiến và bất bình trước việc gia đình bà Thanh “chăn dắt” người già, người tàn tật đi ăn xin và bóc lột sức lao động của họ nhưng những người trong xóm trọ vẫn phải làm ngơ vì sợ bị trả thù.

    Chị H. (34 tuổi, người sống trong xóm trọ) cho biết: “Chúng tôi sống ở đây, rất bất bình khi thấy gia đình bà Thúy bóc lột sức lao động của người già, người tàn tật để về làm giàu. Nhưng chúng tôi thấp cổ bé họng nên chẳng biết phải làm gì. Không khéo, xen vào chuyện của họ, họ đánh cho vỡ mặt. Thấy cảnh những người già tàn tật lọ mọ đi xin tiền đến khuya mới về rồi nộp tiền cho bọn chúng, tôi thương lắm!”.

    Cũng theo chị H., người dân trong xóm trọ đều là dân tứ xứ, cuộc sống quá khó khăn, người già cũng dắt díu vào đây kiếm sống. Người già thì sức khỏe không có, kẻ tàn tật thì không có ai thuê. Chính vì thế, những kẻ thích chơi, lười làm đã lợi dụng điều này để thuê những người tàn tật này đi ăn xin và nộp tiền cho chúng.

    Hằng ngày, ba người trong gia đình bà Thanh sẽ cải trang cho những người già, tàn tật trong bộ áo quần màu nâu cũ lam lũ, rồi chở đám người này ra các khu vực đông dân như bến xe, chợ, bệnh viện... để xin tiền. Những người già, tàn tật sẽ phải lê lết dưới trời nắng cũng như trời mưa, để kêu gọi lòng thương hại của người đời làm sao có thể xin được càng nhiều tiền càng tốt.

    Để tránh trường hợp những người ăn xin bỏ tiền túi riêng, kẻ “chăn dắt” sẽ đóng vai người bán hàng rong đứng bán gần đó theo dõi. Chúng sẽ trả công cho người ăn xin tiền lương theo tháng, bao tiền ăn ở.

    Theo tìm hiểu của PV, giá nhà trọ ở đây nếu tính chung cả tiền điện nước thì chỉ khoảng 700.000 đồng/tháng. Gia đình bà Thanh thuê hai phòng cho bảy người ở và trả cho những người đi ăn xin khoảng 1.000.000 đồng/người. Đổi lại, những người già, tàn tật này sẽ đi ăn xin theo các địa điểm đông người mà những kẻ “chăn dắt” chỉ điểm.

    Mỗi ngày ít nhất, người hành khất này cũng kiếm được 300.000 đồng/ngày. Thời gian làm việc từ 5h sáng đến 22h tối. Vị chi, mỗi tháng, mỗi người cũng kiếm về cho các “ông trùm” cỡ gần chục triệu đồng!

    Màn kịch giả nghèo khổ kiếm “bộn” tiền

    Sau nhiều lần tìm hiểu quy luật hoạt động của gia đình bà Thanh “chăn dắt” người ăn xin, chúng tôi biết được, người thường xuyên chở nhóm hành khất ra địa điểm ăn xin chính là Nguyễn Đình Đông (con trai của bà Thanh). Đông có nhiệm vụ chở bà Nguyễn Thị Hằng (người phụ nữ bị cụt tay) cùng ông già trong trang phục rách rưới, cũ kỹ ra bến xe Bình Dương và chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) để ăn xin.


    Ông già ngồi lăn trước cổng bến xe để xin tiền theo chỉ dẫn của bọn “chăn dắt”.

    Ngoài ra, Đông còn chịu trách nhiệm bán hàng rong như kéo, bấm, bông ngoáy tai... gần đó để giám sát và chờ đến giờ chở họ về nhà. Hai người còn lại được ông Lạc (chồng bà Thanh) làm nhiệm vụ chở đi và giám sát.

    Nhiều lần theo dõi, thời gian làm việc của những kẻ “chăn dắt” và người già, tàn tật ăn xin được chia làm hai ca: Ca sáng từ 5h cho đến 12h, sau đó họ được về nghỉ; ca chiều bắt đầu từ 14h đến 22h.

    Biết lịch làm việc của những kẻ “chăn dắt”, nên khoảng 13h, chúng tôi đã đến dãy nhà trọ để được dịp tận mắt chứng kiến màn hóa trang và theo chân kẻ “chăn dắt” chở người ăn xin ra địa điểm.

    Trong bộ áo quần nâu rách cũ, ông già chống nạng mang theo bao bị rách rưới, còn người phụ nữ bị cụt tay thì mang chiếc áo rách để lộ chiếc tay phải bị cụt. Tuy nhiên, khi thấy nhà trọ có người lạ đứng ở ngoài cổng, họ quay ngược trở vào và khoác thêm chiếc áo khoác lành lặn bên ngoài để che mắt người xung quanh.

    Địa điểm mà Đông chở người ăn xin tới chính là bến xe khách Bình Dương và chợ Thủ Dầu Một... Gần đến bến xe khách, Đông để ông già xuống đường và tiếp tục chở bà Hằng ra chợ. Sau đó, Đông về nhà lấy hàng dạo đến cùng địa điểm trên để bán hàng.

    Không giống người bán hàng rong, Đông mặc áo quần đẹp, sạch sẽ và xách hàng kéo, kẹp đứng gần đó. Sau khi được thả xuống, ông già trong vai người đi xin một lượt, tới đoạn trước cổng bến xe khách Bình Dương, ông già đột ngột ngã lăn nằm xuống đường và đau co giật.

    Mọi người thấy trời nắng, một ông già bị bệnh nằm lăn lóc xin tiền giữa đường, ai cũng thấy thương. Rất nhiều người gần đó chạy đến cho tiền, người thì cho 10.000 đồng, người cho 20.000 đồng, có người cho tới 50.000 đồng... Được một lúc, ông già ngồi dậy và đi tiếp sang chỗ khác và tiếp tục chiêu trò co giật như vậy để xin tiền.

    Anh T. (ngụ cùng xóm trọ “ông trùm chăn dắt”) cho hay: “Ở xóm trọ này, ai cũng biết gia đình bà Thanh “chăn dắt” người ăn xin, nhưng mỗi người một nghề để kiếm sống nên ít ai có ý kiến. Chúng tôi là hàng xóm cùng nhau, nếu họ biết chuyện tôi cung cấp tin như thế này thì chắc chắn họ sẽ không để tôi yên. Vì thế, bấy lâu nay, chúng tôi đành im lặng.

    Tôi cũng bán hàng dạo như họ, nên tôi biết những người đi ăn xin trên địa bàn này đều có người “chăn dắt”. Mỗi tối họ đi làm về, tôi thường thấy họ ngồi đếm tiền, chí ít cũng xin được 300.000 đồng/ngày. Dạo trước, có người còn rủ tôi cùng đi ăn xin, kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng những người ăn xin có được hưởng đâu. Người già, kẻ khuyết tật thật tội nghiệp, họ phải lăn lóc ngoài đường ăn xin, còn những kẻ chăn dắt thì phè phỡn ăn chơi”.

    Theo nhiều nguồn tin mà chúng tôi thu thập được, ngoài gia đình bà Thanh hành nghề “chăn dắt” người ăn xin, còn có nhiều nhóm người trong khu nhà trọ này cũng đang hành nghề ăn xin dưới sự “chăn dắt” của một số “trùm chăn dắt” khác. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này.

    Sẽ kiểm tra, xử lý “trùm chăn dắt”

    Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (Trưởng phòng LĐ-TB&XH phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) cho biết: “Những năm trước, trên địa bàn phường cũng như thành phố xuất hiện rất nhiều người ăn xin và những kẻ “chăn dắt”. Vì thế, phường Chánh Nghĩa cũng đã tăng cường kiểm tra và phối hợp với công an phường bắt và xử lý nhiều vụ chăn dắt người ăn xin. Hễ thấy người ăn xin nào tụ tập ở những nơi đông người thì chúng tôi đều đưa về phường xét hỏi và yêu cầu họ trở về quê hương hoặc vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Sự việc gia đình bà Trịnh Thị Thanh ở xóm trọ nhà bà Thúy “mập” “chăn dắt” người ăn xin, đến nay chúng tôi mới biết. Tôi đã cho người theo sát và quyết sẽ xử lý nghiêm vụ việc này”.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.

    Hạ Du
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #30
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Nam Thanh Niên DT Hoa Thanh Quế - Suýt hết Đói Giữa Thủ Đô Hà Nội



    thứ 4, 16/04/2014 21:39:20-


    Sáng 16/4, tại ngã ba Pháp Vân – Giải Phóng, tổ công tác đội CSGT số 14 (CA Hà Nội) bất ngờ phát hiện người thanh niên bị ngất và ngã ngay trên đường cao tốc.
    Kiểm tra sự việc, tổ công tác đã chủ động sơ cứu và gọi trung tâm cấp cứu. Các bác sĩ 115 đã có mặt sơ cứu và xác định, người thanh niên bị giảm huyết áp, suy nhược cơ thể do bị đói lâu ngày. Tổ công tác CSGT đã cử người chăm sóc.


    Anh Dương được CSGT phối hợp với y tá tận tình chăm sóc.

    Sau khi hồi tỉnh và được động viên, nạn nhân cho biết tên là Hoàng Văn Dương (SN 1977, trú tại xã Hoa Hộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cách đây 3 ngày, anh Dương phải ra Hà Nội tìm việc làm nhưng không ai thuê. Do không có tiền sinh hoạt, không có người thân tại Hà Nội nên anh chọn giải pháp nhịn đói.

    Thiều gia:
    Chết đói ! Có người chết đói !!! Có đứa xúyt chết đói ngay tại thủ đô Hà Nội ?!
    Chuyện *éo có thể tin được nhưng lại hoàn toàn có thật ở cái đất An Nam quốc nghèo đói và khốn khổ này !.
    Vì sao không thể tin ? Vì Thủ tướng cùng nhiều thành viên của chính phủ vẫn từng tuyên bố, từng chỉ đạo các bộ, các ngành:
    - Bằng mọi giá không được để dân đói khát...
    - Không được để dân đói rét...
    - Không để dân thiếu ăn, thiếu mặc, đói rét...

    Ấy là đối với người dân vùng lũ, vùng bão, vùng bị thiên tai địch họa. Người ở cái chỗ "thiên tai địch họa" còn chẳng chết vì cái nhẽ ấy chứ hống hồ ngay ở cái thủ đô sầm uất, ngay bên nách nhà của thủ tướng và các dinh thụ sang trọng của "quan lại"... lại có thằng tí chết vì đói ăn sao? Chuyệt thật **éo thể tin !!!!
    Nhờ các chiến sĩ đội CSGT số 14 hỗ trợ, cấp cứu kịp thời, anh Hoàng Văn Dương thay đổi suy nghĩ và sẵn sàng trở lại quê nhà làm ăn sinh sống. Các chiến sĩ đội CSGT số 14 giúp đỡ kinh phí, vé xe để anh yên tâm về quê.

    Nguồn : Dân Việt
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •