Trang 3/18 ĐầuĐầu 1234513 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 178

Chủ đề: Võ Thuật & Văn Chương Thơ Phú - Tán dzóc Truyện

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    KIẾM KHÁCH DỊ THƯỜNG


    Huyện Từ Châu, tỉnh Giang Tô có ông bà họ Đổng, sanh một trai, tên Đổng Trọng Thừa. Lớn lên, Trọng Thừa theo nghề võ rồi thành kiếm khách. Trọng Thừa có một thanh trường kiếm, thường tự phụ mình thuộc hàng kiếm khách thượng thừa và trường kiếm của mình thuộc loại bảo vật hiếm có. Ít lâu sau, hai ông bà cưới vợ cho Trọng Thừa, cất cho hai vợ chồng một ngôi nhà lầu, ở sát hàng rào phía đông nhà mình, rồi cho hai vợ chồng ra ở riêng. Sau khi Đổng bà mất, Đổng ông cư ngụ một mình.

    Một hôm, Trọng Thừa đeo kiếm, cưỡi ngựa đi chơi. Dọc đường, thấy một khách lạ, dáng vẻ hiên ngang, cưỡi ngựa từ xa đi tới, Trọng Thừa ưa thích lắm, bèn phóng ngựa đến gần, lên tiếng làm quen:"Tại hạ là Đổng Trọng Thừa, quán tại huyện Từ Châu này, dám hỏi túc hạ quý danh là chi, quý quán ở đâu?" Khách đáp: "Tại hạ là Đông Hiến, quán tại huyện Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh!" Trọng Thừa hỏi:"Túc hạ đi đâu đó?" Đông Hiến đáp:"Tại hạ mới từ ngoại quốc về. Trên đường về quê, tại hạ ghé vùng này để coi phong cảnh!" Hỏi:"Túc hạ ra ngoại quốc được bao lâu rồi?" Đáp:"Được hơn 20 năm!" Hỏi:"Túc hạ đi ngao du bốn biển như vậy, chắc đã gặp nhiều loại người. Vậy túc hạ có thấy ai mà túc hạ cho là người dị thường không?" Đáp:"Người dị thường thì nhiều lắm, nhưng chẳng hay túc hạ muốn hỏi người dị thường về phương diện nào?" Trọng Thừa nói:"Vì tại hạ là kiếm khách, muốn học hỏi thêm về kiếm thuật nên chỉ muốn tìm một kiếm khách dị thường thôi!" Đông Hiến nói:"Kiếm khách dị thường thì ở đâu mà chẳng có? Tuy nhiên, ở Trung quốc, muốn được kiếm khách dị thường truyền kiếm thuật cho thì truyền nhân phải là trung thần hiếu tử!" Trọng Thừa hỏi:"Túc hạ có biết chi về kiếm thuật không?" Đông Hiến cười mà đáp:"Không! Tại hạ chẳng biết chi về kiếm thuật cả!" Hỏi:"Túc hạ có thanh kiếm nào không?" Đáp:"Có. Tại hạ có một đoản kiếm!" Trọng Thừa bèn vỗ vào thanh kiếm đeo bên mình mà khoe:"Trường kiếm của tại hạ là một bảo kiếm, sắc bén vô cùng!" Đông Hiến nói:"Vậy túc hạ có thể biểu diễn cho tại hạ coi xem báo kiếm của túc hạ sắc tới mức nào không?"


    Hứng chí, Trọng Thừa gật đầu, rút kiếm ra, vừa múa vừa ca. Sau cùng, Trọng Thừa vung kiếm chém cây nhỏ bên đường, khiến thân cây đứt ngọt làm hai. Trọng Thừa hiu hiu tự đắc về bảo kiếm của mình. Vừa toan tra kiếm vào vỏ thì chợt Đông Hiến ngăn lại, nói: "Túc hạ có thể cho tại hạ coi kiếm của túc hạ một lát được chăng?" Trọng Thừa gật đầu, đáp: "Xin sẵn sàng!" rồi trao kiếm cho Đông Hiến. Đông Hiến đỡ kiếm, ngắm nghía hồi lâu, đưa lên mũi ngửi, rồi nói: "Kiếm này được đúc bằng loại thép rất tốt nhưng vì đúc không đúng cách nên có mùi chua như mùi mồ hôi! Vì thế, kiếm này không thể gọi là bảo kiếm được! Tuy tại hạ chẳng biết chi về kiếm thuật nhưng tại hạ nghĩ đoản kiếm của tại hạ có thể vót được kiếm này rất dễ!" Thầm nghĩ Đông Hiến khoa trương thái quá, Trọng Thừa cười gằn mà hỏi: "Túc hạ có đem đoản kiếm ấy theo không?" Đông Hiến gật đầu mà đáp: "Có!" Trọng Thừa nói: "Thế thì túc hạ thử lấy ra vót bảo kiếm của tại hạ xem sao!" Đông Hiến nói:"Tại hạ không dám!" Trọng Thừa hỏi "Sao lại không dám?" Đông Hiến cười, nói:"Vì e túc hạ bắt đền thì tại hạ biết lấy chi mà đền?" Trọng Thừa nói:"Tại hạ hứa là sẽ không bắt đền túc hạ!" Đông Hiến bèn rút từ trong mình ra một đoản kiếm, chỉ dài chừng một thước, vót mạnh vào kiếm của Trọng Thừa. Quả nhiên kiếm của Trọng Thừa bị xén đi một mảng, giống như ngọn măng non bị dao sắc xén. Tiện tay, Đông Hiến chẻ đôi kiếm của Trọng Thừa ra, dễ như chẻ tre. Quá đỗi kinh ngạc, Trọng Thừa cứ đứng há hốc miệng mà nhìn, không thốt được lời nào. Lát sau, khi đã hoàn hồn, Trọng Thừa mới hỏi:"Túc hạ có thể cho tại hạ coi kiếm của túc hạ một lát được chăng?" Đông Hiến gật đầu, cười mà đáp:"Xin sẵn sàng!" rồi trao kiếm cho Trọng Thừa. Trọng Thừa đỡ kiếm, ngắm nghía hồi lâu rồi vung lên múa một bài. Múa xong, Trọng Thừa trả lại cho Đông Hiến mà nói:"Mời túc hạ quá bộ về tệ xá ở chơi một ngày để chúng ta cùng đàm đạo!" Đông Hiến đáp:"Xin vâng!" rồi cưỡi ngựa theo sau Trọng Thừa.


    Tới nhà, Trọng Thừa mời Đông Hiến ngồi ở phòng khách dùng trà. Đông Hiến hỏi về gia cảnh thì Trọng Thừa đáp mình là con một, có vợ chưa con. mẹ đã mất, cha cư ngụ ở căn nhà sát hàng rào phía tây. Chợt nghĩ Đông Hiến có kiếm sắc như thế thì chắc phải là người giỏi về kiếm thuật, nên Trọng Thừa nói:"Xin túc hạ truyền kiếm thuật cho tại hạ!" Đông Hiến cười mà nói:"Tại hạ có biết chi về kiếm thuật đâu mà truyền! Tại hạ đã thưa chuyện rồi!" Tin là Đông Hiến nói thực, Trọng Thừa bèn thuyết giảng về kiếm thuật cho Đông Hiến nghe. Đông Hiến chỉ ngồi nghe chứ chẳng nói chi. Lát sau, vợ Trọng Thừa bưng cơm lên mời khách. Cơm nước xong, Trọng Thừa lại thuyết giảng tiếp về kiếm thuật cho Đông Hiến nghe.

    Đến khuya, Đông Hiến xin đi nghỉ. Trọng Thừa vào nhà trong lấy chăn gối đem ra cho Đông Hiến. Quá nửa đêm, vợ chồng Trọng Thừa đang ngủ thì tỉnh giấc vì tiếng quát tháo giận dữ ở bên nhà Đổng ông:"Muốn sống thì đi gọi thằng con mi sang đây chịu tội, nếu không thì ta sẽ đánh mi vỡ sọ!" Im lặng hồi lâu, Trọng Thừa lại nghe thấy có tiếng đánh đập rồi có tiếng cha mình rên xiết. Nóng mặt, Trọng Thừa vùng dậy, chạy xuống nhà ngang lấy cây giáo sắc, vác sang nhà cha.


    Đột nhiên Trọng Thừa thấy Đông Hiến cũng vùng dậy, chạy tới ngăn mình lại mà nói:"Túc hạ mà sang nhà lệnh nghiêm bây giờ thì nguy hiểm lắm! Tại hạ e rằng túc hạ sẽ chẳng được toàn mạng trở về đây đâu! Túc hạ hãy nghĩ kỹ lại đi!" Trọng Thừa nói:"Cướp đột nhập nhà cha mà con ở ngay bên cạnh không chịu sang cứu thì sao phải là người?" Đông Hiến nói:"Túc hạ quả là một trang hiếu tử! Tuy nhiên lệnh nghiêm chỉ có một mình túc hạ, mà túc hạ lại chưa có con nối dõi tông đường. Nếu túc hạ sang cứu lệnh nghiêm thì có thể là dòng họ Đổng nhà lệnh nghiêm sẽ bị tuyệt tự!" Trọng Thừa hỏi:"Sao túc hạ lại nghĩ như thế?" Đông Hiến đáp:"Vì tại hạ thấy bọn cướp gọi đích danh túc hạ ra thì chắc là bọn chúng đã quyết tâm sát hại túc hạ rồi! Nếu túc hạ không sang nhà lệnh nghiêm thì chúng sẽ sang đây tấn công túc hạ! Còn nếu túc hạ nhất quyết sang nhà lệnh nghiêm thì tại hạ xin giả làm gia nhân, theo sang bên ấy để giúp túc hạ một tay! Túc hạ hãy vào bàn với lệnh chính xem sao!"

    Nghe lời Đông Hiến, Trọng Thừa vào phòng ngủ bàn với vợ. Nghe xong, vợ Trọng Thừa nắm chặt lấy vạt áo chồng, kéo lại mà khóc. Đột nhiên, chí khí của Trọng Thừa tan biến mất. Rồi Trọng Thừa nghe lời vợ, không sang nhà cha nữa. Hai vợ chồng lại bàn với nhau rằng có thể là Đông Hiến nói đúng, nghĩa là bọn cướp sẽ sang nhà mình tấn công! Vì thế, hai vợ chồng rủ nhau đi tìm cung tên, đem lên lầu, đóng chặt cửa, rồi chĩa cung tên xuống sân để chờ bọn cướp.

    Hồi lâu, hai vợ chồng chợt nghe thấy tiếng Đông Hiến từ trên mái nhà vọng xuống:"May cho túc hạ là bọn cướp bên nhà lệnh nghiêm đã bỏ chạy cả rồi! Tại hạ xin cám ơn túc hạ và lệnh chính đã cho ăn uống! Bây giờ tại hạ xin cáo biệt!" Thấy lạ, hai vợ chồng cùng chạy xuống phòng khách coi thì thấy Đông Hiến đã biến mất. Trọng Thừa bèn chạy sang nhà cha xem sao thì gặp đúng lúc Đổng ông, tay cầm đèn lồng, cũng vừa đi đâu về. Thấy lạ, Trọng Thừa hỏi:"Cha đi đâu về thế?" Đổng ông đáp:"Hồi tối, có ông bạn tới mời cha tới nhà ông uống rượu. Uống xong, cha lại ngồi nói chuyện vãn! Vì thế, giờ này cha mới về! Đêm khuya, con sang đây làm gì?" Trọng Thừa đáp: "Vì con nghe thấy tiếng cướp đánh đập cha ngoài sân rồi lại nghe thấy tiếng cha rên xiết nên con mới chạy sang đây xem sao! Nay thấy cha vẫn được bình an, lại mới đi chơi về nên con thấy chuyện này lạ lắm!" Nghe con nói, Đổng ông cũng hết sức kinh ngạc. Đổng ông mở cổng. Hai cha con cùng chạy vào coi thì chỉ thấy một mớ hình nhân bằng cỏ bện nằm ngổn ngang ở giữa sân. Trọng Thừa bèn thuật đầu đuôi câu chuyện mình gặp Đông Hiến cho cha nghe.

    Nghe xong, Đổng ông nói: "Đông Hiến chính là kiếm khách dị thường đó!"

    Thieugia
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #22
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    VÕ KỸ



    Shaolin kungfu


    Thiếu Lâm tông phái truyền nhân thiểu

    Tài đắc chân truyền tiện dĩ cuồng

    Đồng thị cá trung tu hội ý

    Vị dung mãnh lãng giác đê ngang


    Miền tây huyện Chuy Xuyên, tỉnh Sơn Đông, có người Lý Siêu, tên chữ Khôi Ngô, gia tư khá giả, ưa bố thí cho các thiền sư, nhưng tính rất tự phụ.

    Một hôm, có một thiền sư, thuộc môn phái Thiếu Lâm, tới nhà Khôi Ngô khất thực. Khôi Ngô mời vào nhà, sai gia nhân làm cơm thết đãi. Cơm nước xong, thiền sư đứng dậy, nói:"Xin cám ơn thí chủ đã cho bần tăng ẩm thực. Bần tăng có chút võ nghệ tầm thường, muốn xin ở lại bốn tháng để truyền cho thí chủ, chẳng hay tôn ý ra sao?" Khôi Ngô mừng lắm, đáp:"Nếu được thế thì thực là vạn hạnh" rồi sai gia nhân sửa soạn lễ vật để mình làm lễ bái sư và dọn dẹp một căn phòng sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, để thiền sư cư ngụ. Được thiền sư chỉ dạy, Khôi Ngô chịu khó luyện tập suốt ngày đêm. Ba tháng sau, thấy võ nghệ của mình đã khá, Khôi Ngô đắc ý lắm.


    Một hôm, thiền sư hỏi:"Đồ đệ tự thấy võ nghệ của mình ra sao?" Khôi Ngô đáp:"Đệ tử thấy đã khá lắm" Thiền sư cười, nói:"Đồ đệ hãy thử biểu diễn một vài chiêu cho ta coi" Khôi Ngô đáp:"Xin tuân lệnh" rồi cởi áo, nhổ nước bọt vào hai lòng bàn tay, xoa cho nhuyễn, ra sân biểu diễn, nhảy lên nhảy xuống, trông tựa rồng bay phượng múa. Biểu diễn xong, Khôi Ngô đứng ưỡn ngực, hiu hiu tự đắc. Thiền sư cười, khen:"Quả là đã khá lắm!" Bỗng Khôi Ngô nói:"Đệ tử nghĩ chắc sư phụ đã truyền hết võ nghệ cho đệ tử rồi" Thiền sư cười, nói:"Nếu thế thì đồ đệ hãy thử ra sân giao đấu với ta một hiệp xem sao" Khôi Ngô mừng lắm, vội ra sân đứng thủ thế. Thiền sư cũng ra sân, đứng khoanh tay, bảo Khôi Ngô tấn công mình trước. Khôi Ngô tuân lệnh, cố tìm chỗ sơ hở của sư phụ để tấn công nhưng thấy sư phụ đã không để chỗ nào sơ hở mà còn né tránh rất tài tình, không để cho mình đụng tới. Đột nhiên, thiền sư nhảy vọt lên cao, rồi nhanh như cắt, co cẳng đá một cước thực mạnh vào mông Khôi Ngô. Không kịp né tránh, Khôi Ngô trúng cước, bị văng ra xa đến hơn chục thước, phải giơ tay chống đất, cho khỏi bị té nằm. Thiền sư cười, nói:"Đồ đệ chưa học hết võ nghệ của ta đâu" Khôi Ngô ngượng ngùng đứng dậy, tới vái thiền sư, xin chỉ dạy thêm. Thiền sư nhận lời.

    Tháng sau, thiền sư cáo biệt, hẹn năm sau sẽ trở lại thăm. Thiền sư đi rồi, Khôi Ngô bèn đi ngao du trong vùng để biểu diễn võ nghệ. Tới đâu Khôi Ngô cũng thách thức các võ sư giao đấu. Lần nào Khôi Ngô cũng thắng vì chưa gặp đấu thủ nào ngang tài ngang sức. Do đó, tiếng tăm Khôi Ngô nổi khắp vùng.

    Một hôm, Khôi Ngô tới huyện Lịch Hạ, vào quán trọ thuê phòng, rồi đi thăm võ trường của huyện. Tới nơi, thấy rất đông khán giả chen nhau đứng quanh võ đài để coi, Khôi Ngô cũng chen vào. Lúc đó, trên võ đài chỉ có một chú tiểu biểu diễn võ nghệ. Biểu diễn xong, chú tiểu được khán giả hoan hô nhiệt liệt. Chú tiểu bèn cúi đầu cám ơn khán giả, rồi nói:"Một mình tiểu tăng múa may quay cuồng thì buồn lắm. Có vị nào muốn giúp vui khán giả thì xin mời lên đài. Chúng ta không cần phải giao đấu mà chỉ cần mỗi người biểu diễn một vài chiêu để khán giả coi cho vui mắt mà thôi" Chú tiểu mời ba bốn bận nhưng không thấy ai lên đài. Khán giả đưa mắt nhìn nhau. Chợt Khôi Ngô cảm thấy chân tay mình ngứa ngáy, bèn hung hăng nhảy lên đài. Khán giả lại vỗ tay, nhiệt liệt hoan hô. Thấy có khách hưởng ứng lời mời của mình, chú tiểu mừng lắm, vội cúi đầu chào, khoanh tay mời khách biểu diễn. Bất ngờ, Khôi Ngô nhảy tới tấn công chú tiểu, vung tay ra độc chiêu. Chú tiểu giật mình kinh hãi, giơ tay ra đỡ. Mới hợp chưởng, chú tiểu đã vội nhảy lùi lại đằng sau, nói:"Xin hãy ngừng tay" Khôi Ngô thích chí lắm, thầm nghĩ chú tiểu đã sợ võ nghệ cao cường của mình nên mới xin ngưng đấu. Chú tiểu cung kính chắp tay, cúi đầu, nói:"Tiểu tăng đã nhận ra võ nghệ của tôn ông thuộc môn phái Thiếu Lâm. Xin tôn ông cho biết lệnh sư là ai?" Đang dương dương tự đắc, Khôi Ngô không thèm trả lời. Thấy chú tiểu cứ hỏi đi hỏi lại, Khôi Ngô đành đáp: "Sư phụ ta là một vị hòa thượng thuộc môn phái Thiếu Lâm, cư ngụ ở vùng tây huyện Chuy Xuyên" Chú tiểu giật mình kinh hãi, chắp tay cung kính, nói:"Thế ra lệnh sư là Hàm hòa thượng! Vậy thì chúng ta không cần phải giao đấu nữa, tiểu tăng xin chịu thua tôn ông rồi" Thấy thế, Khôi Ngô càng tự phụ, cứ nài ép chú tiểu giao đấu. Chú tiểu không chịu, nói:"Tiểu tăng đã chịu thua tôn ông rồi mà!" Khôi Ngô nài ép thêm ba bốn bận, nhưng chú tiểu vẫn một mực chối từ.

    Vì khán giả thích được coi giao đấu nên đồng thanh cổ võ:"Chú tiểu nhận lời đi! Chú tiểu nhận lời đi!" Biết ý thích của khán giả, chú tiểu bèn nói với Khôi Ngô:"Đã là đệ tử của Hàm hòa thượng thì tôn ông với tiểu tăng thuộc cùng một môn phái. Vậy chúng ta không nên giao đấu mà chỉ nên biểu diễn, mỗi người một chiêu, để khán giả coi cho vui mắt mà thôi" Khôi Ngô thuận ý. Chú tiểu bèn mời Khôi Ngô biểu diễn trước, rồi chú tiểu xuống đài, đứng lẫn trong đám đông để coi. Khôi Ngô tung người lên cao, đem hết tài nghệ ra biểu diễn. Thấy Khôi Ngô biểu diễn, chú tiểu vội hô:"Xin tôn ông ngừng tay" Khôi Ngô Ngạc nhiên, hỏi:"Tại sao?" Chú tiểu chỉ mỉm cười. Khôi Ngô thầm nghĩ vì chú tiểu sợ mình biểu diễn hay hơn nên mới ngăn mình. Khôi Ngô lại nài ép chú tiểu lên đài giao đấu. Thấy Khôi Ngô cứ nài ép mãi, chú tiểu đành nhận lời, bước lên đài. Khán giả lại nhiệt liệt hoan hô, vỗ tay cổ võ, vang động võ trường.

    Thấy chú tiểu nhỏ người, yếu đuối, Khôi Ngô khinh thường. Hơn nữa, Khôi Ngô thầm nghĩ nếu mình ra tay đánh bại được chú tiểu thì tiếng tăm mình sẽ thêm lừng lẫy. Vì thế, khi thấy chú tiểu mời mình tấn công trước, Khôi Ngô không khách sáo, phóng mình lên cao, dùng ngay độc chiêu đắc ý nhất, co cẳng đá một cước thực mạnh vào đầu chú tiểu. Chú tiểu nghiêng mình tránh né, chìa năm ngón tay xỉa trúng bắp vế Khôi Ngô. Đột nhiên, Khôi Ngô cảm thấy cả cẳng chân mình bị tê dại, rồi ngã lăn xuống võ đài, không sao ngồi dậy được. Khán giả vỗ tay la ó, vang động võ trường. Chú tiểu vội chạy tới xin lỗi, nói:"Tiểu tăng lỗ mãng quá, xin tôn ông tha tội!" Nói xong, chú tiểu đỡ Khôi Ngô dậy, cõng về quán trọ, cho thuốc uống. Hôm sau, Khôi Ngô thuê xe về Chuy Xuyên. Tháng sau, Khôi Ngô mới bình phục.


    Trụ trì Shaolin hiện nay, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín

    Năm sau. Đúng hẹn, thiền sư trở lại thăm. Khôi Ngô đem chuyện năm trước mình giao đấu với chú tiểu ra thuật cho sư phụ nghe. Nghe xong, thiền sư kinh hãi, nói: "Đồ đệ lỗ mãng quá, không biết trời cao đất dày là gì. May mà đồ đệ khai ta là sư phụ chứ không thì cẳng chân đồ đệ đã lìa khỏi thân rồi! Võ nghệ của chú tiểu ấy cao hơn võ nghệ của đồ đệ rất nhiều!"

    Bach_ho theo Liêu Trai Chí Dị (bản dịch của Đàm Quang Hưng).

  3. #23
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Đóc "Cận" !

    Bạn tôi, anh Đóc cận, một luật sư lìu tìu, quê Hải Phòng, năm nay 37 xuân xanh nhưng chửa vợ, dù anh rất đẹp giai nhưng giọng lại phe phé như giống mái. Tôi không nghi ngờ gì về đực tính của anh nhưng nghe cái giọng mai mái ấy đâm cũng hoảng. Thôi thì thanh âm kẻ đục người trong, lúc cao vút khi thì mất hút nhưng phàm đã là đàn ông mà giọng mái tính xem ra không mấy hay ho, mọi nhẽ.


    Dù anh rất đẹp giai nhưng giọng lại phe phé như giống mái.


    Anh iêu kể cũng nhiều, tuyền em khá khẩm cả nhưng cứ được dăm bữa nửa tháng các tình iêu bỏ anh đi lần lượt. Hỏi anh thì anh bảo đéo hợp. Hỏi các tình iêu thì chúng chỉ cười bí hiểm rồi lãng sang chuyện khác. Tôi đồ là có chuyện gì tế nhị, nghĩa là liên quan tới cặc dái của anh. Nhiều hôm bia diệu tôi ý tứ hỏi han nhưng anh xua tay và bảo bình thường giống cân đường hộp sữa.


    Hỏi anh thì anh bảo đéo hợp

    Thấy anh cô đơn khuya sớm một mình bạn bè cũng ái ngại. Có mối nào ngon ngon chúng đều tập trung hùn hạp cho anh cả nhưng cấm ra cái thành tựu mẹ gì mà tuyền chuốc những lời than vãn kêu ca. Chán quá nên bọn tôi mặc xác.

    Đận gần đây thấy anh hay le ve với một thằng cu rất kháu. Anh bảo là trợ lý kiêm thư ký kiêm cả lái xe. Thằng cu trạc mười chín đôi mươi thôi, nõn lắm. Mỗi lần tụ bạ có anh là có nó, lúc kè kè khi thì lại song le. Bọn tôi cũng quý bởi nó ngoan và dễ sai, thành ra các cuộc nhậu rất chi là nhàn nhã.


    Nhưng anh thoát thế đéo nào được đôi pha lồi của tôi. Tôi soi anh và thằng cu rất kỹ. Khi kè kè tôi thấy anh đặt tay đùi nó xoa se sẽ, chốc lại loe ngoe lên mạn đũng quần và để im trong háng. Khi song le mồm anh nói cười với bạn hữu nhưng mắt lại đắm đuối nhìn thằng cu như mất hồn. Tôi hiểu ngay cơ sự nhưng không dám hỏi anh hay kể lại cho bạn bè. Tôi theo thuyết makeno, đút cặc vầu chuyện riêng tư hay thiên hạ sự.

    Ho... ho... !.
    --------------------------------------


    P/s: Xin phép bạn Nhan_voky, chúng tôi đưa bài viết của bạn từ chuyên mục Tạp lục truyện về đây cho phù hợp.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  4. #24
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    6. Kể Chuyện Dũng Sĩ

    Tiêu Khâu Tố* thà chết chứ không giết người dũng sĩ



    Tiêu Khâu Tố vốn người Đông Hải, có người bạn làm quan chết ở Ngô. Tiêu Khâu Tố sang Ngô để viếng bạn, đi qua bến Hoài Tân, toan cho ngựa xuống uống nước. Người giữ bến bảo Tiêu Khâu Tố rằng:
    - Con sông này có thuỷ thần, trông thấy ngựa thì hay bắt mất, ông đừng cho ngựa xuống uống nước.
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Có tráng sĩ đứng đây, thuỷ thần nào dám hiện lên.
    Tiêu Khâu Tố liền sai người nhà dắt ngựa xuống sông cho uống nước. Qủa nhiên, con ngựa ấy rít lên mà sa xuống nước mất. Người giữ bến nói:
    - Thuỷ thần bắt mất ngựa của ông rồi!
    Tiêu Khâu Tố nổi giận, xoay trái người ra, rồi cầm kiếm nhảy xuống nước, để đánh nhau với thuỷ thần. Thuỷ thần hoá phép nổi sóng rất dữ dội, mà không làm gì nổi Tiêu Khâu Tố. Cách ba ngày ba đêm, Tiêu Khâu Tố ở dưới nước nổi lên, bị thần đánh mù mất một mắt.
    Khi đến nước Ngô, vào viếng tang người bạn, Tiêu Khâu Tố dưng dưng tự đắc thuật lại chuyện đánh thuỷ thần, có vẻ lên mặt với mọi người, thái độ không được khiêm tốn.
    Bấy giờ Yêu Ly cũng ngồi ở đấy, có ý bất bình, bèn bảo Tiêu Khâu Tố rằng:
    - Nhà ngươi lên mặt với mọi người, muốn tự đắc là dũng sĩ đó chăng ? Ta nghe nói kẻ dũng sĩ đã đánh nhau với ai, chẳng thà chết chứ không chịu nhục; nay nhà ngươi đánh nhau với thuỷ thần, chịu mất ngựa không lấy lại được, lại bị hỏng mất một mắt, nghĩ nên hổ thẹn biết dường nào, thế mà còn đeo đẳng cái thân sống thừa, thế là đồ vô dụng ở trong khoảng trời đất, còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa!
    Tiêu Khâu Tố bị nhục, có ý hổ thẹn, nín lặng không nói gì cả, rồi cáo từ lui ra.
    Chiều hôm ấy, Yêu Ly về nhà nói chuyện với vợ rằng:
    - Hôm nay ta làm nhục một kẻ dũng sĩ là Tiêu Khâu Tố ở trong một đám tang, hắn căm tức vô cùng ! Đêm nay thế nào hắn cũng đến báo thù. Ta nên nằm sẵn ở giữa nhà để đợi hắn đến. Nàng chớ có đóng cửa.


    Dũng sĩ Yêu Ly
    Người vợ vốn biết dũng khí của chồng mới theo lời chồng bỏ ngõ cửa. Qủa nhiên Tiêu Khâu Tố nửa đêm hôm ấy giắt dao đến nhà Yêu Ly, trông thấy cửa ngỏ, mới đi thẳng vào, thấy Yêu Ly rũ tóc nằm ở phía dưới cửa sổ. Yêu Ly thấy Tiêu Khâu Tố đến, cứ nghiêm nhiên mặc kệ, không thèm cựa quậy, cũng không có ý sợ hãi. Tiêu Khâu Tố cầm dao kề vào cổ Yêu Ly mà kể tội rằng:
    - Nhà ngươi có ba điều đáng chết, đã biết hay chưa ?
    Yêu Ly nói:
    - Chưa biết.
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Nhà ngươi làm nhục ta trong đám tang, đó là một điều đáng chết; khi về nhà lại không biết lo xa, dám bỏ ngỏ cửa , đó là hai điều đáng chết; trông thấy ta mà không chạy trốn, đó là ba điều đáng chết. Thế thì tự nhà ngươi muốn chết, còn oán gì ta nữa !
    Yêu Ly nói:
    - Ba điều ấy cũng chưa đáng chết, nhưng nhà ngươi có ba điều hèn, đã biết chưa ?
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Chưa biết.
    Yêu Ly nói:
    - Ta làm nhục nhà ngươi trong đám đông người, mà nhà ngươi không dám nói lại một câu nào, đó là một điều hèn; nhà ngươivào nhà ta mà không lên tiếng, có ý lẻn trộm, đó là hai điều hèn; cầm dao kề vào cổ ta rồi mới nói khoác, đó là ba điều hèn. Nhà ngươi có ba điều hèn ấy, lại còn trách ta thì thật là đáng khinh lắm !
    Tiêu Khâu Tố bèn rút dao lại mà khen rằng:
    - Kể cái vũ dũng của ta, đời không mấy kẻ bằng, mà Yêu Ly lại còn hơn ta, thế thì thật là một dũng sĩ ! Nếu ta giết người dũng sĩ thì mang tiếng với đời, mà không giết thì ta cũng khó lòng mà gọi là vũ dũng được !
    Tiêu Khâu Tố nói xong, liền ném dao xuống đất, đập đầu vào cửa sổ mà chết.

    fangzi theo Đông Chu Liệt Quốc
    -------------------------------------------------
    Tiêu Khâu Tố và Yêu Ly đều là những kẻ võ dũng sống vào đời vua Ngô vương Hạp Lư (吳王阖闾) trị vì: 514 TCN-496 TCN; Ngô Vương tên thật là Cơ Quang (姬光), là vị vua thứ 24 nước Ngô thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  5. #25
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Thôi Mãnh



    Thôi Mãnh

    Thôi Mãnh, tên tự là Vật Mãnh, con nhà thế gia ở Kiến Xương. Tính cương nghị. Thuở nhỏ đi học, bọn trẻ hơi có gì xúc phạm đến thì lập tức vung tay đánh liền.

    Thầy học nhiều lần răn đe nhưng vẫn không chừa. Tên và tự đều do thầy đặt cho. Ðến mười sáu mười bảy tuổi thì võ nghệ cao cường tuyệt luân. Lại có thể chống sào dài nhảy lên nóc nhà. Rất thích giúp người khác và rửa sạch bất bình. Vì vậy, người làng đều cảm phục. Trong nhà ngoài cửa thường đứng đầy những người đến bẩm bạch, tố cáo.

    Thôi ưa chế ngự kẻ mạnh, nâng đỡ người yếu, không sợ oán thù. Ai ho he dám chống lại thì gạch, đá, gậy gộc choảng luôn, kỳ cho đến tay chân thân thể phải tàn tật. Mỗi lần thịnh nộ bốc lên, không ai còn dám khuyên can.

    Duy chàng thờ mẹ rất có hiếu, hễ mẹ đến là nguôi giận ngay. Mẹ trách quở đũ điều, Thôi dạ dạ vâng lời, nhưng ra khỏi cửa lại quên mất.

    Liền bên nhà, có một người đàn bà rất hung hãn, ngày ngày ngược đãi mẹ chồng. Mẹ chồng đói lả gần chết, con trai lén cho ăn, chị ta biết được, thét mắng trăm điều, vang động khắp bốn bên hàng xóm.

    Thôi giận lắm, vượt tường sang xẻo luôn tai, mắt, mũi, môi, lưỡi. Mụ chết ngay. Mẹ hay tin kinh hoàng, gọi anh hàng xóm qua, hết lòng xót thương an ủi, gả cho anh ta một con hầu trẻ, việc mới yên.

    Mẹ phẫn chí khóc lóc không chịu ăn. Thôi sợ, quỳ xuống xin chịu đòn, lại thưa rằng đã biết hối. Mẹ cứ khóc, không thèm nhìn. Vợ Thôi họ Chu, cùng quỳ xuống với chồng; mẹ bèn cầm gậy đánh con, rồi lại lấy kim thích vào cánh tay, thành hình chữ thập, dùng sơn bôi vào cho khỏi mất dấu. Thôi đều xin chịu hết, mẹ mới ăn trở lại.

    Bà mẹ thích đãi cơm các nhà sư và đạo sĩ, thường mời họ dùng bữa no nê. Xảy có một đạo sĩ ở trước cửa thì Thôi đi qua. Ðạo sĩ nhìn Thôi mà nói:

    - Tôi xem lang quân có nhiều khí hung hoạnh, sợ khó giữ được cho tròn tuổi thọ. Nhà tích thiện đáng ra không có người như vậy.

    Thôi vừa mới nhận lời răn của mẹ, nay nghe được điều đó thì tỏ cung kính mà nói:

    - Chính tôi cũng tự biết thế, nhưng hễ thấy bất bình, thì khó mà kìm được. Gắng hết sức sửa đổi, hoặc giả có tránh được không?

    Ðạo sĩ cười nói:

    - Hẵng đừng hỏi tránh được hay không tránh được, mà trước xin tự hỏi có thể sửa đổi hay không sửa đổi thôi. Chỉ nên tự mình ức chế thật riết; nếu muôn phần được một thì tôi sẽ mách anh một phép giả tử.


    Gắng sức sửa đổi...

    Bình sinh Thôi không tin bùa phép, nên chỉ cười mà không nói gì. Ðạo sĩ nói tiếp:

    - Tôi biết lang quân không tin, nhưng lời tôi nói chả phải như lời bọn đồng cốt. Cứ làm được cũng đã là thịnh đức, dẫu không công hiệu cũng chẳng hại gì.

    Thôi xin được nghe lời dạy bảo. Ðạo sĩ bèn nói:

    - Vừa có một kẻ hậu sinh đi qua trước cửa kia, anh nên kết giao thật hậu tình với hắn; sau này có phạm tội chết, thì người ấy có thể cứu sống anh được.

    Nói rồi gọi Thôi ra chỉ cho biết người đó. Thì ra đó là thằng bé con nhà họ Triệu, tên là Tăng Kha.

    Triệu là người đất Nam Xương, gặp năm đói kém phải đến ngụ cư ở Kiến Xương. Từ đấy Thôi bèn cùng Triệu giao kết thân tình, mời dọn sang ở nhà mình, cung cấp cho rất hậu. Tăng Kha tuổi mới mười hai, lên nhà lạy mẹ, nhận nhau làm anh em.


    Tăng Kha

    Năm sau, đến vụ canh tác mùa xuân. Triệu đem gia quyến đi, từ đó không có tin tức gì.

    Bà cụ họ Thôi, từ khi người đàn bà hàng xóm chết, răn con càng cẩn mật; có người nào đến kêu nài, cầu cứu gì, bà đều xua gạt đi. Một hôm, cậu ruột Thôi mất, chàng theo mẹ sang viếng, giữa đường gặp mấy người đang trói giải một người đàn ông, vừa mắng chửi vừa thúc đi cho nhanh, lại còn đánh đập. Người xem nghẽn cả đường, xe không tiến lên được. Thôi hỏi duyên do, thì những người biết Thôi đều xúm đến mách bảo.

    Nguyên trước đây cậu con trai một vị chức sắc lớn, là tên Giáp nọ, ngang ngược nhất làng, dòm thấy vợ chàng Lý Thân có nhan sắc, muốn chiếm đoạt, nhưng không có cớ gì, bèn bảo người nhà dụ anh ta đánh bạc, đưa tiền cho vay, lấy lãi rất nặng, bắt đem cả người vợ ghi vào khế văn, thua hết lại cho vay, một đêm nợ đến vài nghìn. Ðược nửa năm thì nợ mẹ đạ nợ con đã hơn ba mươi nghìn. Thân không sao trả được, cậy thế đông người chúng đến cướp lấy người vợ. Thân đến cửa mà khóc lóc, Giáp giận, bắt trói, treo lên cây, đánh bằng roi, cứa bằng dao, và bức phải làm tờ 'giấy không kêu nài'.

    Thôi nghe nói, nộ khí bốc lên ngùn ngụt, gia roi cho ngựa tiến lên, ý muốn dụng võ.

    Mẹ Thôi vén rèm xe, gọi lại bảo:

    - Chà, lại thế đấy hả?

    Thôi đành phải làm nhịn.

    Viếng tang xong trở về, không nói cũng không ăn, chỉ ngồi sững, mắt nhìn thẳng, như đang giận dữ người nào. Vợ căn vặn cũng không buồn đáp. Ðến đêm, mặc cả áo ngoài, nằm trên giường, trằn trọc mãi đến sáng. Ðêm sau cũng vậy, chợt mở cửa đi ra rồi lại trở vào nằm, cứ như thế đến ba bốn lần. Vợ không dám hỏi, chỉ lo lắng nín im để xem sao. Thế rồi lại ra đi, rất lâu mới về, khép cửa lên giường ngủ say. Cùng đêm ấy, có người đã giết tên Giáp trên giường nằm, phanh bụng rút ruột ra ngoài; thây của vợ Thân cũng loã lồ nằm ở dưới giường.

    Quan nghi cho Thân, bắt về tra xét, cùm kẹp tàn khốc, lòi cả xương mắt cá chân nhưng vẫn không cung xưng; hơn một năm không chịu nổi cực hình, phải nhận liều, bị ghép vào tội tử hình.

    Vừa gặp lúc mẹ Thôi mất. Chôn cất xong, chàng bảo vợ rằng:

    - Kẻ giết tên Giáp, chính là ta. Chỉ vì còn mẹ già, không dám tiết lộ. Nay việc lớn đã xong, cớ sao một người làm lại để kẻ khác vạ lây? Ta sắp ra nhận tội chết trước nhà chức trách.

    Vợ kinh hãi, túm áo kéo lại, chàng dứt chéo mà đi, tự ra thú nhận ở pháp đình.

    Quan ngạc nhiên, cùm lại, tống vào ngục, mà tha cho Thân.

    Thân không chịu, chứ một mực nhận tội. Quan không thể quyết, giam cả hai. Họ hàng thân thuộc chê trách Thân.

    Thân nói:

    - Cái việc mà công tử làm, là việc ta muốn làm mà không làm được. Công tử đã làm thay cho ta, mà ta lại nở lòng ngồi nhìn công tử chết hay sao? Nay ta cứ coi như công tử chưa ra đầu thú là được rồi.

    Rồi cứ giữ nguyên, không đổi lời khai, lại cố tranh tội với Thôi. Lâu về sau nha môn cũng biết duyên cớ, bắt Thân phải ra khỏi ngục, để Thôi chịu tội.

    Ngày xử quyết đã gần đến, xảy có quan Bộ Hình Triệu Lang tới duyệt các án tù. Ðọc đến tên Thôi Mãnh, ông gạt hết mọi người ra rồi cho gọi vào. Thôi vào, ngẩng nhìn lên công đường, thì là Tăng Kha. Vừa buồn vừa mừng, nói hết tình thực. Triệu bồi hồi một lúc lâu, rồi vẫn truyền tống giam, dặn lính ngục phải đối đãi tử tế. Dần dần lấy cớ là đã biết tự thú được giảm đẳng, sung làm lính thú Vân Nam. Thân cũng được đi theo để phục dịch. Chưa đầy một năm, được viện lệ ân xá mà về, đều là nhờ sức của Triệu cả. Sau khi đã về, Thân vẫn theo không rời, nhận làm quản gia cho chàng, nhưng trả tiền không lấy, chỉ những thuật leo trèo đánh đá là chú tâm tập luyện. Thôi đãi ngộ rất hậu, cưới vợ cho và cấp cho ruộng đất. Riêng Thôi, từ đó cố gắng sửa đổi tính nết cũ, mỗi khi sờ đến vết kim châm trên cánh tay, thì ràn rụa nước mắt. Trong làng xóm có xảy ra việc gì, thì Thân tự thác mệnh Thôi lo liệu dàn xếp mà không bẩm cho Thôi hay.


    Quan bộ hình Triệu Tăng Kha

    Có viên giám sinh họ Vương, là nhà hào phú, bọn vô lại bất nhân bốn phương thường hay thậm thụt ra vào cửa hắn. Những nhà khá giả trong ấp phần lớn đều bị chúng cướp bóc, nếu có ai dám trái ý, hắn sai bọn cướp giết ngay ngoài đường. Con hắn cũng dâm bạo. Vương có một bà thím goá chồng. Cả hai cha con cùng gian dâm với bà. Vợ là Cừu thị mấy lần can ngăn Vương, Vương liền thắt cổ nàng cho chết. Anh em họ Cừu kiện lên quan thì Vương đút lót để người cáo giác mình phải mang tội vu khống. Hai anh em chịu oan uất không có cách gì phân giải được, bèn tìm đến Thôi để kêu cầu, tố cáo. Song bị Thân cự tuyệt đuổi đi. Vài ngày sau có khách đến, gặp lúc không có người hầu ở nhà. Thôi bảo Thân pha trà, Thân làm thinh đi ra nói với người khách rằng:

    - Tôi với Thôi Mãnh chẳng qua cũng là bạn bè thôi. Theo nhau đi đày ở ngoài muôn dặm, không thể nói là không tận tình. Thế mà đã không trả công cho đồng nào lại sai khiến như đầy tớ, thì chịu sao cho nổi.

    Nói xong, hằm hằm sắc mặt bỏ đi. Có người nói lại với Thôi. Thôi lấy làm lạ sao Thân đổi tính thay nết như vậy, nhưng cũng chưa coi là kỳ cho lắm. Bỗng Thân lên quan kiện Thôi ba năm không trả tiền công cho mình. Thôi kinh dị quá, phải thân đứng ra đối chất . Thân phẫn uất tranh cãi. Quan cho là lý không ngay thẳng, trách mắng, đuổi đi. Lại mấy ngày sau, bỗng đang đêm Thân vào nhà họ Vương bắt cả hai cha con, người thím, người dâu giết tất rồi dán giấy vào vách, tự viết tên họ mình. Khi cho truy bắt thì đã đào vong mất tích.


    Lý Thân


    Nhà họ Vương nghi cho Thôi Mãnh là chủ mưu. Quan không tin. Thôi mới hiểu, câu chuyện kiện tụng Thân bày ra trước đây là vì sợ giết người sẽ liên luỵ đến mình. Các địa đầu châu ấp phụ cận truy nã rất gắt. Vừa lúc giặc Sấm nổi loạn, việc ấy mới xếp lại.

    (Còn nữa).
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  6. #26
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Thôi Mãnh


    Tiếp theo


    Tụ trập thân binh

    Chẳng bao lâu nhà Minh mất ngôi. Thân đem gia quyến về, lại nối tình thân với Thôi như xưa. Lúc bấy giờ, giặc cỏ tụ tập như ong. Vương có đứa cháu họ tên là Ðắc Nhân, tập họp bọn vô lại do chú chiêu mộ ngày trước, chiếm cứ núi non làm giặc kéo đi đốt cướp xóm làng.

    Một đêm, chúng dốc hết cả sào huyệt kéo đến, rêu rao là để phục thù. Lúc đó Thôi không có nhà. Khi giặc phá cửa, Thân mới tỉnh dậy vượt qua tường nấp trong bóng tối.

    Giặc sục sạo tìm Thôi, không thấy, bắt vợ Thôi, vơ vét của cải rồi đi. Thân trở vào, chỉ có một người đầy tớ, phẫn chí đến cực điểm, bèn cắt một sợi dây thừng thành mấy chục khúc, đem những khúc ngắn trao cho người đầy tớ, còn mình giữ lấy những khúc dài. Dặn người đầy tớ phải vượt qua sào huyệt giặc, trèo lên lưng chừng núi, châm lửa vào dây thừng rồi treo lên các bụi gai, xong thì cứ bỏ đấy về ngay, đừng ngoái lại. Người đầy tớ vâng lời ra đi.

    Thân nhìn thấy bọn giặc đứa nào cũng thắt dây lưng đỏ, và buộc miếng the đỏ trên mũ, bèn cũng bắt chước nguỵ trang như vậy. Có một con ngựa cái đã già, mới đẻ con, giặc bỏ lại ngoài cửa. Thân buộc con ngựa con lại, cưỡi ngựa mẹ, ngậm tăm ra đi, thẳng đến ổ giặc.


    Giặc đóng ở một thôn lớn. Thân buộc ngựa ngoài thôn, trèo tường vào, thấy bọn giặc còn lăng xăng, rối rít, giáo mác cầm trên tay chưa kịp buông. Thân vồ hỏi mấy đứa, biết vợ Thôi còn ở chỗ tên Vương. Một lát, nghe truyền lệnh cho quân nghỉ, tiếng dạ như sấm ran. Bỗng có người báo núi phía Ðông có lửa. Bọn giặc cùng nhau đứng trông. Lúc đầu mới chỉ có một hai chấm, rồi thì nhiều như sao sa. Thân dồn hơi kêu lên rất gấp rằng mé núi phía Ðông có động! Tên Vương cả kinh, nai nịt lại, dẫn quân ra.

    Thân thừa dịp tụt lại phía sau bọn chúng rồi quay mình đi luôn vào trong trại. Thấy hai tên giặc đứng canh ở dưới trướng. Chàng phỉnh chúng, nói:

    - Vương tướng quân bỏ quên thanh bội đao ở đây!

    Hai tên thay nhau tìm kiếm. Thân đứng đằng sau chém tới, một tên ngã nhào, đứa kia ngoảnh lại nhìn, Thân liền chém nốt. Rồi cõng vợ Thôi vượt tường mà ra, mở ngựa trao dây cương dặn:

    - Nương tử không biết đường, cứ để mặc cho ngựa đi.

    Ngựa nhớ con bon bon chạy. Thân theo sau, đến một hẻm núi, chàng châm lửa vào sợi dây thừng, treo khắp nơi rồi mới chạy về.

    Ngày hôm sau Thôi trở về nhà, cho là điều đại sỉ nhục, bồn chồn, tức tối ra mặt, muốn đơn phương độc mã đi dẹp giặc. Thân phải can ngăn mới thôi. Bèn triệu tập người làng cùng bàn tính mưu kế.

    Chúng đều khiếp sợ, không ai dám hưởng ứng. Giảng giải khuyên dụ đến vài bốn lần mới được hơn hai mươi người dám đi. Nhưng khổ nỗi lại không có khí giới. Vừa khi ấy lại trói hai tên gian tế trong một nhà bà con của Ðắc Nhân. Thôi muốn giết ngay, Thân không cho, hạ lệnh cho hai mươi người cầm gậy, dàn ra trước mặt, rồi cắt tai cả hai đứa mà thả cho về. Mọi người đều oán, nói rằng:

    - Một đám quân gia thế này, đang sợ giặc nó biết được, thế mà lại cho hai thằng kia nhìn thấy hết. Nếu bất chợt chúng dốc toàn đội kéo xuống đây thì đóng cổng làng, cũng không sao giữ được!

    Thân đáp:

    - Chính tôi muốn cho chúng nó xuống!

    Bèn cho bắt kẻ giấu giặc trong nhà đem giết đi. Rồi sai người đi mọi nơi mượn cung nỏ, súng kíp, lại lên ấp mượn hai cỗ pháo lớn. Trời vừa tối, chàng dẫn tráng sĩ đến chỗ hẻm núi, đặt pháo vào nơi xung yếu, cho hai người cầm lửa nấp ở đấy, dặn hễ thấy giặc mới phát hoả. Lại đi đến phía Ðông cửa hang, chặt cây đặt lên dốc núi. Thế rồi Thân và Thôi mỗi người lĩnh một suất hơn mười người chia ra mai phục hai bên bờ. Gần hết canh một, xa xa nghe tiếng ngựa hí, ngầm xem xét, giặc quả ồ ạt kéo đến từng xâu dài, liên miên không dứt. Chờ chúng đã đi vào cả trong lũng rồi, bèn đẩy cây lăn xuống để chặn đường về.

    Một lát, tiếng pháo nổ ran, tiếng hò reo chuyển động cả khe núi. Giặc rút mau, dẫm đạp lên nhau, đến chỗ hẻm phía Ðông, không thoát ra được, dồn cục một đống. Hai bên bờ, tên đạn giáp công, khí thế như mưa bay gió cuốn. Quân giặc, đứa đứt đầu, đứa gãy chân, nằm gối lên nhau, ngổn ngang trong rãnh, chỉ sót lại hai mười đứa, quỳ gối xin chuộc mệnh; bèn sai người trói cả lại giải đi. Thừa thắng tiến thẳng lên sào huyệt giặc. Bọn giặc giữ trại nghe hơi chạy trốn sạch; bao nhiêu đồ đạc đều lục tìm kỳ hết đem về.


    Thôi cả mừng, hỏi Thân về mưu kế đốt lửa. Thân nói:

    - Ðốt lửa ở phía Ðông, vì sợ chúng đuổi ở bên Tây; dùng thừng ngắn là để cho mau cháy hết, vì sợ chúng dò biết là không có người; lại đốt ở cửa hang, vì sợ cửa hang rất hẹp, một người cũng đủ chặn giữ. Bọn chúng đuổi tới, thấy lửa, tất phải sợ. Ðó đều là hạ sách, mạo hiểm mà dùng trong lúc nhất thời thôi.

    Bắt mấy tên giặc lên hỏi thì quả nhiên khi đuổi đến cửa hang thấy lửa, chúng đều hoảng sợ mà lui bước.

    Hơn hai mươi tên cướp bắt được đều bị xẻo tai cắt mũi rồi thả cho về. Từ đó, họ Thôi và họ Thân uy danh lừng lẫy. Những người tị nạn xa gần theo về như chợ, vì vậy mà tổ chức được một đoàn dân binh hơn ba trăm người.

    Bọn cường hào ở các nơi không dám phạm đến nữa; cả một vùng nhờ đó mà được yên.
    -------------------------------

    Backieuphong Theo Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh

    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  7. #27
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Một điển hình "Võ Dõng"
    TẦN VŨ VƯƠNG SÍNH TÀI TÁNG MỆNH



    Tần Vũ Vương 秦武王 vị vua thứ 32 của nước Tần (311 - 307 TCN)

    Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn vương qua đời, Doanh Đảng (嬴蕩) lên nối ngôi, tức là Tần Vũ Vương (秦武王) còn gọi Tần Vũ Liệt vương (秦武烈王), là vị vua thứ 32 của nước Tần, một nước chư hầu của nhà Chu Trung Quốc.

    Theo sử ký, Tần Vũ vương là một người cao lớn, sức khỏe phi thường, thích du hý và làm những việc hơn người. Ngay khi vừa lên ngôi, Vũ Vương đã có ý muốn thâu tóm thiên hạ và dòm ngó đất nhà Chu. Ông tuyển mộ những kẻ lực sĩ như Nhâm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Thuyết..., những kẻ tài trí hơn người phân thành hai ban, phong cho chức tước cho theo hầu bên cạnh.
    Một bữa, vua Tần cho gọi Tả Hữu Thừa Tướng đến và bảo:
    - Quả nhân sinh ở Tây Nhung, chưa được thấy cảnh phồn thịnh ở Trung nguyên, nếu được vua Tam Xuyên, đến chơi miền Củng, Lạc, thì dù chết cũng không tiếc. Hai khanh hãy vì quả nhân đi đánh Hàn một chuyến...
    ...

    Năm 307 TCN, sau khi đánh thắng Hàn vua Tần lại sai hữu thừa tướng là Vu Lí Tật đi trước đến Tam Xuyên mở đường, sau đó vua Tần đem theo bọn dũng sĩ là Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn tiến thẳng vào Lạc Dương. Vua Chu Noản Vương nhà Chu sợ thế quân Tần phải đích thân ra tận ngoài thành và dùng lễ khách chủ để nghênh đón. Tần Vũ vương giả vờ từ tạ không dám tiếp kiến.


    Một chiếc đỉnh trong "cửu đỉnh", báu vật truyền quốc của nhà Chu

    Vũ Vương biết nhà Đông Chu có chín cái đỉnh là bảo vật truyền quốc cực quý nên đòi xem. Chín cái đỉnh ấy nguyên khi xưa vua Vũ lấy các kim loại của chín châu đem cống mà đúc nên, mỗi cái thân đỉnh có chép núi sông nhân vật và số cống phú điền thổ của mỗi châu, tai vạc đều có chạm rồng, nên lại gọi là Cửu Long thần đỉnh. Nhà Hạ truyền lại cho nhà Thương làm của quí trấn quốc, đến khi vua Vũ vương nhà Chu đánh được nhà Thương bèn đem về cả Lạc ấp, khi đem đi dùng phu phen dắt kéo, xe thuyền khuân chở trông như chín toà núi sắt nhỏ, không biết mỗi cái sức nặng bao nhiêu. Vũ vương xem khắp một lượt, khen ngợi mãi không thôi. Trên sườn những cái đỉnh đó có khắc tên chín châu: Kinh, Lương, Ung, Đại, Từ, Dương, Thanh, Duyện, Ký để phân biệt đỉnh nào thuộc về châu nào. Vũ vương chỉ cái đỉnh chữ Ung nói rằng:
    - Cái đỉnh là cái đỉnh nước Tần, quả nhân sẽ mang nó về Hàm Dương.
    Rồi hỏi viên giữ đỉnh rằng:
    - Những cái đỉnh này, có người nào mang nổi không ?
    Viên ấy dập đầu thưa rằng:
    - Từ khi có đỉnh đến giờ chưa hề có xê xích, nghe nói mỗi cái nặng đến nghìn cân, chẳng ai là người mang nổi được .
    Vũ vương liền hỏi Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn rằng:
    - Hai người có sức khoẻ, có thể cất nổi cái đỉnh này không ?
    Nhâm Bỉ biết Vũ vương cậy khoẻ hiếu thắng, từ rằng:
    - Sức hạ thần chỉ có thể trăm cân, cái đỉnh này nặng gấp mười, hạ thần chịu không mang được .
    Mạnh Bôn vung tay chạy lên nói rằng:
    - Hạ thần xin thử xem, nếu không mang nổi, xin đừng bắt tội!
    Vài Nét về Nguyễn Triều Cửu Đỉnh
    阮朝九鼎


    Đỉnh Cao trước được đặt trước Thế Miếu


    Chín đỉnh đồng (nhà Nguyễn - VN) trước sân Hiển Lâm Các


    Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau : bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng. Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ. Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh, mỗi đỉnh có 18 mảng hình.
    Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa. Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg.

    Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công. Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.
    Khánh thành

    Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18. Đích thân hoàng đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ. Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá.
    Nói rồi sai người lấy tơ xanh vặn làm cái dây to, buộc hai đầu dây vào hai tai vạc . Mạnh Bôn thắt lưng chặt chẽ, vén hai tay áo, rồi luồn hai ngón tay sắt vào giữa dây, hét lên một tiếng, nâng cao thân đỉnh lên khỏi mặt đất đựợ nửa thước, rồi lại đặt xuống, nhưng vì dùng sức quá mạnh hai con ngươi lồi lên, máu mắt chảy ra ròng ròng . Vũ vương cười nói rằng:
    - Nhà ngươi dùng sức quá, nhưng nhà ngươi đã mang nổi được cái đỉnh ấy, không lẽ quả nhân lại chịu kém!
    Nhâm Bỉ can rằng:
    - Thân vạn thặng đại vương không nên xem nhẹ!
    Vũ vương không nghe, liền cởi phăng cẩm bào, đại ngọc ra, nai nịt gọn gàng, lại dùng cái dải to buộc chặt tay áo, Nhâm Bỉ níu lại cố can, Vũ vương nói:
    - Sức nhà ngươi không mang được, lại ghen với quả nhân sao ?
    Nhâm Bỉ không dám nói nữa . Vũ vương hăng hái bước lên luồn hai tay vào dây, nghĩ Mạnh Bôn cất lên được, ta cất lên mà lại đi được vài bước mới là giỏi hơn, bèn dùng hết sức bình sinh, hét một tiếng, cất cái đỉnh lên cách mặt đất được nửa thước. Vũ vương vừa chực bước đi, không ngờ sức kiệt tay đuối, cái đỉnh rơi xuống đất, đè lên chân phải Vũ vương, nghe rắc rắc mấy tiếng, ống chân dập bét ra, Vũ vương kêu to một tiếng "đau quá!" rồi ngất đi. Các người tả hữu hoảng sợ vực Vũ vương về nhà công quán, máu chảy đầm đìa ướt cả giường chiếu. Vũ vương đau quá không chịu nổi, đến nửa đêm thì chết.


    Một vận động viên đang: Cử đỉnh


    Hội thi nâng đỉnh đồng tại quê hương Sở Bá Vương Hạng Vũ

    Trước kia, Vũ vương có nói được đến chơi miền Củng, Lạc, dẫu chết cũng không hối hận, ngày nay quả chết ở Lạc Dương, lời nói ấy há chẳng phải là lời sấm ư ? Chu Noãn vương nghe biết cả sợ, vội sắp sửa áo quan tốt, thân đến coi liệm, khóc than hết lễ. Vu Lí Tật rước tang Vũ vương về Sở, Vũ vương không con, đón người em khác mẹ là Tắc nối ngôi, đó là Chiêu Tương vương.
    Thừa tướng Vu Lí Tật trị các tội nhấc đỉnh, giết bọn Mạnh Bôn và chu diệt cả họ, lại cho Nhâm Bỉ là người biết can vua, dùng làm thái thú Hán trung. Tật lại nói ở triều rằng:
    - Thông Tam Xuyên (ý dẫn đến cái chết của vương) là cái mưu của Cam Mậu bày ra.
    Cam Mậu sợ bị Tật làm hại, bèn chạy sang Ngụy, sau chết ở Ngụy.
    ---------------------------------

    Ban quản trị thông báo: Bài viết này của bạn Backieuphong được BQT chúng tôi chuyển từ chuyên mục Tạp Lục truyện về đăng tại đây cho hợp với chuyên đề. Vậy BQT xin thông báo để bạn Backieuphong được biết.
    Xin trân trọng cảm ơn sự cảm thông và cộng tác của bạn
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 01-11-2013 lúc 11:56 AM
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  8. #28
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa. Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg.
    Đỉnh của ta mà nguyên liệu để đúc 9 đỉnh là 22473kg (đấy là chưa tính đấy khối lượng đồng, chì, thiếc ) mà đã như vậy thì không biết đỉnh của Tàu nó nặng cỡ bao nhiêu. Nâng nổi đỉnh thì chắc chắn phải khỏe hơn các vận động viên cử tạ ngày nay, khỏe hơn Lý Đức.

  9. #29
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    2. Mại Toán lão nhân

    Chuyện Ông Già Bán Tỏi


    Dương Nhị luyện công...

    Huyện Nam Dương có tướng quân tên Dương Nhị, giỏi quyền thuật, có thể dùng vai nâng chiếc thuyền chở lương lên. Mấy trăm quân sĩ xúm lại lấy giáo mà đâm, giáo đâm trúng người đều gãy vụn cả. Vì thế mà nổi tiếng một thời. Dẫn quân đến Thường Châu, mỗi khi tới diễn võ trường dạy thương bổng thì người đứng xem đông như hội.


    Diễn võ trường

    Một hôm, khi đang diễn luyện cho quân sĩ chợt có một ông già bán tỏi lưng còng lọm khọm, gấy yếu đi qua. Thấy Dương Nhị đang huấn luyện quân sĩ, lão già bèn đứng cạnh xem, liên mồm hung hắng và lên tiếng chê bai. Mọi người cả sợ, tới nói với Dương. Dương cả giận, truyền lão già tới rồi vung quyền đánh vào bức tường gạch, tay ngập vào cả thước, ngạo nghễ quát:
    - Ông có làm được thế không ?
    Lão già nói:
    - Quan gia có thể đánh được tường chứ chưa chắc đánh được người.
    Dương nghe càng giận, mắng:
    - Lão già khốn kiếp, có dám để ta đánh một quyền không?
    - Lão già này đâu dám chối từ - Ông già nói.
    - Vậy có chết cũng đừng oán trách ta nhé.
    Ông già cười nói:
    - Người già sắp chết nếu lấy cái chết giúp tướng quân thành danh thì lão già này đâu có tiếc.

    Bèn giao ước trước chỗ đông người, làm giấy tờ xong, bảo Dương nghỉ nghơi ba ngày. Đúng hẹn, ông già tự trói mình vào gốc cây, cởi áo để lộ ngực, Dương lấy thế từ ngoài mười bước vung quyền xông vào đánh. Ông già im lặng không nói tiếng nào, chỉ thấy Dương hai gối quỳ xuống, khấu đầu nói:
    - Vãn sinh biết tội rồi.
    Dương cố rút quyền ra nhưng đã bị kẹp vào bụng ông già cứng ngắc không sao rút được. Nài nỉ hồi lâu, ông già mới phình bụng thả ra, bị hất lăng ra ngoài cầu Nhất Thạch.
    Ông già thong thả đeo giỏ tỏi ra đi, rốt lại vẫn không chịu nói tên họ.


    Rốt lại vẫn không nói tên họ...

    Chuyện thấy chép trong Tử Bất Ngữ của Viên Mai
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  10. #30
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Chuyện Đổng Kim Âu


    Đổng Kim Âu
    Đổng Kim Âu là dũng sĩ ở Hồ Châu, có thể mang vật nặng đi bộ mười ngày tới kinh đô. Đổng hành nghề Bảo Tiêu, chuyên áp tải hàng cho khách vào kinh. Một bữa, khi đi ngang qua miếu Khai Thành thuộc địa phận Sơn Đông, có tên cướp theo sau định cướp. Đổng biết được bèn treo vàng lên cây, xuống ngựa đánh nhau với tên cướp. Tên cướp thua, hỏi:
    - Quyền pháp của túc hạ là ai dạy cho ?


    Có tên cướp theo sau định cướp...

    Đáp:
    - Tăng Nhĩ.
    Tên cướp nói:
    - Phá được quyền pháp của Tăng Nhĩ phải là em gái của ta, ngươi có dám chờ không ?
    Đổng cười nói:
    - Tránh mặt đàn bà thì không phải là trượng phu.
    Nói xong bèn ngồi đợi. Một lát sau có một cô gái mặt đẹp như hoa, tuổi chừng mười tám đôi mươi đi tới. Sau khi báo danh là tỉ thí ngay. Được vài hiệp, cô gái nói:
    - Quyền pháp của ngươi không phải chỉ Tăng Nhĩ dạy, mà còn có người khác nữa.
    Đổng nói thật:
    - Ta lúc đầu học Tăng Nhĩ, sau học sư phụ Tăng Nhĩ là Vương Chính Nam.
    Cô gái nói:
    - Nếu thế thì xin mời đến nhà ta ăn một bữa cơm rồi tái đấu sau đó quyết phân thắng phụ. Ngươi có dám không ?
    Đổng cậy tài bèn đi theo cô gái. Vừa khi tới cổng đã thấy trong nhà tưng bừng đèn kết hoa đăng. Còn đang bỡ ngỡ thì thấy người con trai lúc nãy dẫn vợ cùng với đám gia nhân ra đón mừng, nói:
    - Em rể ta tới rồi.
    Nói rồi lấy khăn đỏ che mặt em gái, ép hai người giao bái. Đổng ngạc nhiên hoảng sợ hỏi duyên cớ, đáp:
    - Cha ta xưa cũng làm Bảo tiêu, trên đường gặp Tăng Nhĩ, đánh thua mà chết. Ta cùng em gái lập chí báo thù, cùng luyện quyền pháp nhất định phải thắng được Tăng Nhĩ rồi sẽ giết y. Dò biết sư phụ của Tăng Nhĩ là Vương Chính Nam, nhưng không sao tìm được. Ngươi là đệ tử, ắt có thể dắt anh em ta đến gặp Vương Chính Nam để học thêm quyền pháp nhằm trả thù cho cha.


    Ép hai người làm lễ phu thê giao bái

    Đổng bèn ưng bụng ở lại làm rể, lại sai người thay mình đem vàng bạc lên kinh. Về sau không biết chuyện ra sao.
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •