Hiện kết quả từ 1 tới 9 của 9

Chủ đề: Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Question Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

    Lời bạt

    Cuốn sách "Lão Tử Đạo Đức Kinh" là một trong những cuốn sách "gối đầu" của những người theo Đạo Lão, là một cuốn sách tham khảo "kinh điển" của những người luyện tập võ thuật theo đường lối Đạo Gia. Những triết lý trong cuốn sách mang tính nhân sinh quan và vũ trụ quan, có tính ứng dụng mang tính thực tiễn cao-trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Trong đó, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần có những đóng góp quan trọng với trước tác Lão Tử Tinh Hoa cùng những kiến giải sâu sắc về nội dung của Lão Tử Đạo Đức Kinh. Ông kiến giải Đạo Đức Kinh theo từng chủ đề cụ thể nên rất dễ hiểu và dễ tiếp cận cho các độc giả.


    Nhận thấy tầm quan trọng của cuốn sách này, người viết mạo muội sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn để chia sẻ với bạn đọc gần xa. Rất mong các cao nhân, "tao nhân mặc khách" đóng góp các ý kiến-đặc biệt nhìn nhận và phân tích các triết lý của cuốn sách dưới góc độ lý luận và ứng dụng trong cuộc sống cũng như trong Võ Thuật.


    ngochai


    ---------------------------

    Tham khảo Links: Lão Tử Đạo Đức Kinh
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 23-02-2014 lúc 11:52 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Tri Túc Tri Chỉ - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

    .
    .
    TRI TÚC TRI CHỈ


    Hai chữ Tri chỉ, tri túc là then chốt đạo xử thể của Lão Tử. Mà cũng là vấn đề khó khăn nhất. Biết đúng thì còn tương đối dễ... chứ biết đủ thì phải lấy tiêu chuẩn nào mà qui định?

    Nghĩa là biết đến đâu là đủ để mà ngừng lại cho kịp thời, cho vừa lúc? Ta nên để ý đến chủ trương của Lão Tử là Đạo. Đạo là gì? Theo Lão Tử: Đạo, tức là cái luật Quân Bình của Vũ trụ, chi phối cả Vạn Vật, không cho ta có quyền làm một cái gì thái quá. Đạo, chủ trương và bao trùm vạn vật, luôn luôn có mặt trong tất cả mọi sự vạn vật. Nó có phận sự điều chỉnh lại những cái gì thái quá, vượt mực trung. Hễ “cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên, dư thì bớt đi, hụt thì bù vào”, đặng mà lập lại cái thế quân bình, không cho thiên hẳn về một bên nào cả của cái đòn cân Thị Phi, Thiện Ác...

    Ông nói: “Thiên chi đạo, tổn hữu dư, bổ bất túc” (Đạo trời thì bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu).

    Trong đạo xử thế, quan trọng nhất là vấn đề Thị Phi Thiện Ác. Sao là phải, sao là quấy? Sao là Lành, sao là Dữ? Lão Tử cho rằng: “Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi. Đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi. Bởi vậy, Có và Không cùng sanh. Khó và Dễ cùng thành. Ngắn và Dài cùng sánh. Cao và Thấp cùng chiều. Giọng và Tiếng cùng họa. Trước và Sau cùng theo” (chương 11).

    Rồi ông lại nói: “Phản giả, Đạo chi Động” (cái động của đạo là phản biến). Cái Phải biến thành cái Quấy, cái Lành biến thành cái Dữ, cái Vinh biến thành cái Nhục... (Héraclite cũng nói: “cũng chỉ là một sự vật ở nơi ta: sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Những cái sau này, khi biến động lại trở thành những cái trước kia, và những cái trước kia khi phản biến lại trở thành những cái sau này”. Ông lại nói: “Lạnh trở thành nóng, nóng trở thành lạnh, ướt trở thành khô, khô trở thành ướt”.

    Tức là chỗ mà Kinh Dịch bảo: “vật cực tắc phản, vật cùng tắc biến”, nhưng hễ biến thì biến thành cái mâu thuẫn của nó. Tức là hễ Dương cực thì Âm sinh, Âm cực thì Dương sinh. Như trong Dịch Kinh đã nói, đó là cái luật bất di bất dịch của Tự Nhiên của Đạo.

    Thật vậy, tùy trường hợp riêng biệt của mỗi người, ta thường thấy một chất thuốc, với một độ nào, nó là thuốc bổ. Mà với một độ nào, nó sẽ thành thuốc độc. Việc đời cũng thế, cái mà ta gọi là phải, chỉ có thể phải ở một mực độ nào, trong những trường hợp nào. Chứ không phải nó luôn luôn là phải, bất cứ ở trường hợp nào.

    Như việc ăn, tự nó không phải mà cũng không quấy. Khi đói, thì ăn là phải, nhưng cũng chỉ phải ở một mực độ nào, ở những trường hợp nào mà thôi, nếu ăn quá độ, hay ăn không phải lúc, thì không thể còn gọi là “phải” được nữa.


    Cho nên, làm cái Phải nào, hoặc theo một cái Phải nào, cần phải xem xét trước cái lúc mà cái Phải ấy, vượt mực Trung biến thành cái Quấy. Tức là phải biết xem xét coi cái Phải ấy nên dừng nơi đâu, để nó đừng vượt mực Trung để biến thành cái Quấy. Đó là “biết dừng lại” (Tri Chỉ) vì đã biết rõ đến đâu là đủ... Tri Túc.

    Chương 44 Lão Tử nói: “Danh dữ thân thục thân, thân dữ hóa thục da; đắc dữ vong thục bệnh? Thị cố thậm ái tất thậm phí, đa tàng tất hậu vong. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi... khả dĩ trường cửu”.

    (Danh và Thân, cái nào quí hơn? Thân và Của, cái nào trọng hơn? Đặng và Mất, cái nào khổ hơn? Vậy nên, thương nhiều ắt tổn nhiều, chứa nhiều ắt mất nhiều. Biết đủ, không nhục. Biết dừng không nguy, và có thể lâu dài).

    Qua chương 46 ông nói thêm: “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ”.

    (Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào to bằng muốn đặng. Bởi vậy, biết đủ trong cái đủ, mới luôn luôn đủ).

    Nên để ý nhất câu “tri túc chi túc” (biết đủ và biết dừng) lại nơi đó, đó là tất cả sự khôn ngoan sáng suốt của con người.

    Có kẻ cho rằng câu này của Lão Tử làm ngăn cản bước “tiến bộ” của loài người, nhưng thực sự nó là câu châm ngôn vàng ngọc để “lánh nguy cầu an” và mưu được hạnh phúc cho cá nhân cũng như đoàn thể, tránh cho con người tất cả tội ác do lòng tham muốn đèo bòng vô tận xui ta làm con thiêu thân cho vị Thần Tiến Bộ và lòng tham dục vô bờ bến của con người.

    Thái quá cũng như bất cập, đều không hay cả. Nhưng theo Lão Tử, thì thà bất cập hơn là thái quá, vì thái quá bao giờ cũng nguy hiểm. Bất cập thì sẽ còn phát triển mạnh thêm và gây nhiều hứng thú, còn thái quá thì là dọn đường cho sự phản biến ngược với kết quả mình mong muốn: “Tương dục phế chi tất cố hưng chi”.

    Tham khảo Links: Lão Tử Đạo Đức Kinh
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 23-02-2014 lúc 11:54 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. The Following User Says Thank You to ngochai For This Useful Post:

    trai_xu_doai (23-12-2013)

  4. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Bất Tranh - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

    .
    .
    BẤT TRANH


    Cũng như phần đông người ta đã ngộ nhận hai chữ Vô Vi là không làm gì cả, phần đông cũng lại ngộ nhận hai chữ Bất Tranh và cho là không tranh đấu hay không dám tranh đấu, nghĩa là yếu hèn, nhút nhát. Thậm chí Ngô Tất Tố và Nguyễn Đức Tịnh, trong quyển Lão tử của các ông, còn viết: “Người ta không thể hiểu rằng: không tranh với quân địch thì làm sao thắng với quân địch?”. Nói thế là không hiểu gì về cái đạo Bất Tranh của Lão Tử, lại cũng không hiểu gì cả về binh pháp.

    Chương 68, ông nói: “Thiện vi sĩ giả bất vũ, thiện chiến giả bất nộ, thiện thắng giả bất dữ. Thiện dụng nhơn giả vi chi hạ, thị vị Bất Tranh chi đức”. (Người tướng giỏi không dùng vũ lực, người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với đó. Khéo dùng người là hạ mình giúp đó, đó là cái đức của sự không tranh).

    Đây là chủ trương Vô Vi, trong phép tranh đấu. Nên để ý đến chữ Thiện của ông dùng: Thiện đây, tức là sự khéo léo, tài giỏi... Bậc tướng tài giỏi tranh đấu mà không cần phải dùng đến vũ lực. Người chiến đấu tài giỏi là không cần dùng đến sự tranh đấu mà thắng địch... Trần Trụ trong quyển “Lão Tử dữ Trang Tử” nói: “Thiện vi sĩ giả, kỳ thực dã, bất vũ giả kỳ mạo dã; thiện chiến giả kỳ thực dã, bất nộ giả kỳ mạo dã; thiện thắng địch giả kỳ thực dã, bất dữ giả kỳ mạo dã”.

    Câu trên của Lão Tử có thể giải thích như vầy: “Kẻ làm tướng mà tài giỏi thì không phải dùng đến vũ lực... Tài giỏi đó là thực, không dùng đến vũ lực, đó là cái bề ngoài của nó. Thiện chiến là thực, mà điềm đạm không tỏ sắc giận đó là cái dáng bên ngoài. Thắng thật khéo bên địch là thực, còn không cùng tranh với địch, đó là cái dáng bên ngoài...

    Như vậy, ta thấy rằng Lão Tử, tuy đề xướng chủ nghĩa bất tranh, nhưng với hai chữ Thiện Thắng đủ cho ta biết rằng chữ bất tranh chỉ là phương pháp đấu chiến, mà chiến thắng mới thật là mục đích.

    Câu “Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”. (Chỉ vì không tranh, nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình, đủ minh chứng rằng người tướng giỏi đâu phải là người dùng đến vũ lực để đánh người trước. Kẻ khéo nhất trong sự thắng kẻ địch là không cần tranh với họ mà vẫn thắng họ một cách dễ dàng... người tướng giỏi đâu phải là người dùng đến vũ lực để đánh người trước. Kẻ khéo nhất trong sự thắng kẻ địch là không cần tranh với họ mà vẫn thắng họ một cách dễ dàng...

    Đó là phương pháp dùng nhu mà thắng cương, dùng nhược mà thắng cường. Những nguyên tắc chánh trong phép dùng nhu thuật. Rõ rệt nhất là ở chương 69 ông nói: “Dụng binh hữu ngôn, ngô bất cảm vi chủ nhi vi khách, bất cảm tiến thốn nhi thối xích. Thị vị hành vô hành, nhương vô tí, chấp vô binh, nhưng vô địch. Họa mạc đại ư khinh địch, khinh địch cư táng ngô bửu. Cố kháng binh tương gia, ai giả thắng hĩ”.

    Dụng binh có câu: “Thà làm khách hơn làm chủ, thà thối một bước hơn tiến một tấc. Đó gọi là bước mà không đi tới, nhượng mà không xăn tay, bắt giặc mà không đối địch, cầm giữ mà không binh khí. Không họa nào lớn bằng khinh địch. Khinh địch thì mất của báu. Nên hai bên giao binh kẻ nhường là thắng”.


    Phải chăng ai đã từng thao luyện theo nhu thuật hay nhu đạo đều nhìn thấy đây là những nguyên tắc chánh của môn vũ thuật ấy. Công dụng của cái Hư, cái Không trong binh pháp đâu phải là nhỏ và tầm thường.

    Tôn Tử nói: “Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã, bất chiến nhi khuất nhơn chi binh, thiện chi thiện giả dã”. (Trăm trận đánh, trăm trận được, chưa phải là người giỏi trong những người giỏi. Không đánh mà làm khuất phục được quân của người, ấy mới là người giỏi trong những người giỏi).

    Phải chăng cũng cùng một ý với Lão Tử trong câu: “Thiện vi sĩ giả bất vũ, thiện thắng địch giả bất dữ...”. (Người tướng giỏi không dùng đến vũ lực... người khéo thắng được địch là không cùng tranh với đó). Bởi vậy, Bất Tranh của Lão Tử là phép cầm quân cao nhất... trong binh pháp, mà cũng là phép xử thế cao nhất trong đạo trị nước.

    Phép “đề kháng bất bạo động” của Gandhi đã làm khuynh đảo một đế quốc mạnh nhất của Âu Tây không đủ là một kinh nghiệm cụ thể của phương pháp “bất tranh nhi thiện thắng” của Lão Tử ư? Đó cũng là phép dùng” nhu nhược thắng cương cường” mà ông thường khuyên ta vậy.

    Thuyết Bất Tranh lại còn một nghĩa nữa về chánh trị là “dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”.

    Là nghĩa làm sao? Chương 66, ông nói: “dục thượng dân tất dĩ ngôn hạ chi, dục tiên dân tất dĩ thân hậu chi. Thị dĩ thánh nhân xử thượng nhi dân bất trọng, xử tiền nhi dân bất hại. Thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm. Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”.

    (Muốn ngồi trên dân, hẳn nên lấy lời nhỏ nhẹ mà hạ mình. Muốn đứng trước dân, hẳn nên lấy mình để ra sau. Vậy nên Thánh Nhân ở trên mà dân không hay nặng, ở trước mà dân không thấy bị khuất. Và nhờ thế mà thiên hạ không chán, lại còn đẩy tới trước. Là bởi đó không tranh, nên thiên hạ không cùng tranh với đó được).

    Bậc Thánh Nhân trị nước, ngồi trên đầu dân mà dân không hay có mình ngồi trên đầu, dẫn đạo dân mà dân không cảm thấy bàn tay của mình dắt dẫn. Bởi vậy, người dân không chán, lại còn đẩy tới trước. Bởi đó không tranh, nên thiên hạ không cùng tranh với đó được.

    Thật vậy, bậc Thánh Nhân trị nước, ngồi trên đầu dân mà dân không hay có mình ngồi trên đầu, dẫn đạo dân mà dân không cảm thấy bàn tay mình dắt dẫn. Bởi vậy, người dân không chán lại đưa đẩy lên ngôi cao...

    Là vì Thánh Nhân trị nước bằng Đạo Vô Vi. Luôn luôn đứng dưới thấp, ở đàng sau thì người dân còn chỗ nào để cùng tranh chấp, bởi vậy “vì không tranh nên thiên hạ không sao cùng tranh với họ được”.

    Trị nước bằng đạo Hữu Vi lại không phải thế: “thường hay can thiệp đến việc dân một cách qua rõ ràng, nên người dân cảm thấy là bị trị. Do đó mới có sanh ra tâm trạng chống đối, và nhân thế bậc trị nước phải lo đề phòng để củng cố uy quyền bằng pháp lệ bủa giăng... Giữa cấp thống trị và bị trị đã có chỗ tranh nhau, thì trước sau sẽ có kẻ thắng người bại. Ngày mà người dân cảm thấy sức nặng của người trên đè xuống, cảm thấy cái bàn tay dắt dẫn chỉ đạo quá gắt gao còng giữ, họ sẽ đâm chán, mong vứt quăng gánh nặng, vượt khỏi cái bàn tay sắt buộc ràng.

    Dùng cái đạo Hữu Vi mà trị nước là tạo cho nhân dân có chỗ cùng tranh với ta... là nguy vậy.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 26-10-2013 lúc 05:55 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. The Following User Says Thank You to ngochai For This Useful Post:

    trai_xu_doai (23-12-2013)

  6. #4
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Nhu Nhược - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

    .
    .
    NHU NHƯỢC


    Thuyết Nhu Nhược của Lão Tử là thuyết bị người đời hiểu lầm nhất, như thuyết Bất Tranh của ông vậy.

    Thật sự Nhu Nhược là gì?

    Ở chương 76, ông nói rõ nhất: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử giả kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thủy, kỳ tử dã khô kháo. Cố kiên cường giả, tử chi đồ; nhu nhược giả, sinh cho đồ. Thị dĩ binh cường tắc bất thắng; mộc cường tắc chiết. Cố kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”.

    (Người khi mới sinh, thì mềm yếu, mà khi chết thì cứng và mạnh. Vạn vật cây cỏ, mới sinh thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo. Nên cứng và mạnh, là bạn của chết. Mềm và yếu là bạn của sống. Vậy, binh mạnh thì không thắng, cây mạnh thì ắt gẫy. Cứng và mạnh, ở bậc dưới; mềm và yếu, ở bực trên).

    Trong đoạn văn trên đây, hai chữ Nhu Nhược quả có một triết lý sâu xa, chứ không phải có cái nghĩa thiển cận như thông thường người ta đã hiểu. Lấy thí dụ một cái cây, cành lá mềm dịu là chứng sự đang sức sinh hóa; còn sự khô cứng là triệu chứng của sự cằn cỗi, chết chóc, không còn biến động gì được nữa.


    Như thế Nhu Nhược có nghĩa là uyển chuyển, không cố chấp trong một hình thức cố định nào, dù thuộc về tâm lý, tình cảm hay tư tưởng. Tâm hồn con người Giải Thoát phải biết luôn luôn thay đổi, biến hóa, vô cùng uyển chuyển để theo kịp với nhịp sống của cuộc Đại Hóa trong trời đất, nếu bị hạn định trong một hình thức cứng rắn nào, thì đó là triệu chứng của sự khô cứng và chết chóc.

    Bởi vậy, người theo Đạo Giải thoát rất sợ lối tư tưởng theo thành kiến, theo thói quen, theo tập niệm, thường nô lệ theo một bảng giá trị bất cứ thuộc về một hệ thống tư tưởng, đạo đức, luân lý hay tôn giáo nào.

    Mỗi một thói quen là một thứ ngưng đọng, không còn biến đổi... nghĩa là đã trở thành máy móc... Và như vậy, ta có thể quả quyết rằng: “Không có một thói quen nào là hay cả đối với tư tưởng. Suy nghĩ theo thói quen, yêu thương vì thói quen, hành động theo tập quán, đó là những trở ngại lớn nhất trong con đường Giải thoát. Cho nên kẻ muốn đi đến Giải thoát, bước đầu tiên là tự mình phá hủy tất cả mọi thành kiến bất cứ thuộc về giới nào “Kiên cường giả tử chi đồ, như nhược giả sinh chi đồ”.

    Người Giải thoát như con rồng. Biến hóa, ẩn hiện, không biết sao mà lượng trước được phản ứng của họ. Bậc thường nhân phản ứng rất hạn định chỉ có một chiều thôi, như một bộ máy... Những kẻ mà đời sống tinh thần bị gò bó, lệ thuộc trong một hệ thống luân lý hay tư tưởng nào sẽ là những kẻ có một phản ứng thô sơ và nhất định mà bất cứ ai có óc quan sát đều có thể biết trước được.

    Một ông luật sư đứng ra biện hộ cho ai, bao giờ cũng tìm đủ cách để chứng minh rằng thân chủ mình là vô tội. Một nhà Nho hủ lậu bao giờ cũng có những phản ứng một chiều và hẹp hòi câu chấp, luôn luôn sẽ có những phản ứng một chiều với những ai phạm vào những điều cấm kị của giáo điều Nho Giáo.

    Cũng như nhà duy vật sẽ không bao giờ chịu hiểu những gì không ăn khớp với những lý thuyết của họ, như lý thuyết Giai cấp đấu tranh chẳng hạn. Sự phản ứng đối với cuộc đời sẽ không bao giờ giống với những phản ứng một cách máy móc của các chất hóa học đã được người ta khám phá và qui định trong những công thức không bao giờ thay đổi. Bởi vậy, người theo đạo Giải thoát của Lão Trang chắc chắn sẽ không bao giờ là tín đồ trung thành của một tôn giáo, một triết thuyết, hay là chiến sĩ cuồng nhiệt của một chủ nghĩa chánh trị, xã hội hay luân lý nào cả.

    Đó là cái huyền nghĩa của hai chữ Nhu Nhược.

    Nhu nhược lại cũng có cái nghĩa là thuận theo, chiều theo, không cưỡng lại... tức là cái thuật “Bất tranh nhi thiện thắng” dùng” nhu nhược thắng cương cường”.

    Không chống cự, tức là không tạo cho bên địch có cơ hội để tranh đấu: “phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” (chương 22). Như thế Nhu Nhược đây có nghĩa là một phương pháp tranh đấu: đó là phép lấy hư mà trị thực, một phương thuật già dặn nhất trong phép tranh đấu của Nhu đạo ngày nay.

    Cho nên mới có chỗ ông bảo: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” (Bậc thượng thiện giống như nước, nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh). Tánh của nước, thì yếu mềm; gặp chỗ trống, thiếu thì chảy vào; gặp chỗ đầy dư thì chảy ra. Lánh cao mà tìm thấp, ngày đêm chảy mãi mà không ngừng. Đó là nó thực hiện cái luật quân bình của Trời Đất Nước, luôn luôn chiều theo mà không kháng cự. Bị cản thì dừng, mở đường thì chảy, ống thẳng bầu tròn, nhưng không mất bản chất.

    Tóm lại, chương 40 có viết: “Nhược giả, Đạo chi dụng”. Yếu mềm là cái dụng của Đạo... Nhược đây là biết chiều theo, không chống lại... không dùng ý chí mà cưỡng lại với Đạo, như người thợ lặn giỏi không cưỡng lại với nước nên không hay là có nước. Câu “yếu mềm là cái dụng của Đạo”, ta phải hiểu yếu mềm đây, là phương pháp để trở về với Đạo.

    Bởi người ta thường sống thích đua đòi theo kẻ khác, chỉ tìm cách để bắt chước kẻ khác, sống theo cái sống của kẻ khác, sống theo những ước lệ giả tạo bên ngoài... mà không sống theo cái Chân Tánh của mình cho nên mới có dùng đến Ý Chí, tức là cố cưỡng ép mình để trở thành những gì không phải là mình. Nếu biết sống theo mình, theo cái Chân Diện Mục của mình thì sao lại phải còn dùng đến Ý Chí. Nên mới gọi là Vô Vi, vì đã huyền đồng cùng Bản Tánh.

    Đó là cái nghĩa thứ hai của Nhu Nhược, đồng với Vô Vi, mà phương tiện là Bất Tranh.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 26-10-2013 lúc 05:56 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  7. The Following User Says Thank You to ngochai For This Useful Post:

    trai_xu_doai (23-12-2013)

  8. #5
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Bất Ngôn Chi Giáo - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

    .
    .
    BẤT NGÔN CHI GIÁO 1


    Cái học của Lão Tử thuộc về Tâm học, tuy không thể lấy lời nói mà miêu tả được, nhưng cũng có khi dùng lời nói để khêu gợi được... Dùng lời để mà khêu gợi mà thôi, chứ thực ra, trong đời không ai dạy ai được, nếu tự mình không tìm kiếm ra, cho nên cũng gọi là “bất ngôn chi giáo”, đó là nghĩa thứ 2.

    Chương 2, sách Lão Tử có câu: “Xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo”. (dùng vô vi mà xử sự, dùng phương pháp không lời mà dạy dỗ).

    Chương 43 lại nói thêm: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi”. (Dạy bảo mà không cần đến lời nói, sự lợi ích của vô vi, trong thiên hạ ít ai theo kịp).


    Dạy bảo mà không dùng đến lời nói... Là nghĩa gì? Như trước đây, ở chương bàn về sự học. Lão Tử khuyên ta đừng học cái trục vật, vụn vặt, phiền phức bên ngoài.

    Chương 20, ông nói: “tuyệt học vô ưu”, đến chương 64 ông lại bảo: “học bất học”. Hãy học cái không thể học được là Đạo. Mà Đạo, thì không thể dùng lời nói mà miêu tả được: “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh”. (Đạo mà nói được, không phải là cái thường của Đạo. Danh mà ta có thể gọi được, không còn phải là Danh thường nữa).

    Vì vậy, ông mới không dùng đến lời nói để mà dạy. Ông lại cũng có nói: “tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”, cũng đều là chỉ về cái học về Đạo cả. Sở dĩ phải dùng đến lời là một sự miễn cưỡng rồi vậy. Đạo học là một cái học Tâm truyền Tâm, không có thể nào dùng lời mà hình dung được, chỉ có thể cảm thông mà thôi. Đó là nghĩa thứ nhất của “bất ngôn chi giáo”

    Cái học của Lão Tử thuộc về Tâm học, tuy không thể lấy lời nói mà miêu tả được, nhưng cũng có khi dùng lời nói để khêu gợi được... Dùng lời để mà khêu gợi mà thôi, chứ thực ra, trong đời không ai dạy ai được, nếu tự mình không tìm kiếm ra, cho nên cũng gọi là “bất ngôn chi giáo”, đó là nghĩa thứ 2.

    Chương 57, Lão Tử bảo: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa” (Ta không làm mà dân tự theo). Bậc trị nước, không cần bắt buộc dạy bảo, cần lấy gương vô tư, vô dục của mình mà dạy dân, dùng “bất ngôn chi giáo” mà sửa dân... thì dân không có hay là mình có làm gì, nhưng tự chúng sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm đoán, ban hành pháp lệnh. Ông lại nói: “Ngã hiếu tịnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác”.

    (Ta ưa tịnh mà dân tự chính, ta vô sự mà dân tự giàu, ta không dục vọng mà dân trở thành chất phác). Đó đều là phép “bất ngôn chi giáo” của ông cả. Về sau Trang Tử trong Thiên “Đức sung phù” giải rất rõ cái phép “bất ngôn chi giáo” ấy: “Đức sung ư nội, nhi nhơn hóa ư ngoại, tự nhiên cảm hóa bất đãi giáo ngôn giả dã”.

    Nghĩa là: “Đức mà đầy đủ nơi trong, thì người ở ngoài được hóa, tự nhiên được cảm hóa, không cần phải dùng đến lời mà dạy”. Đây là nghĩa thứ ba của nó.

    Hai chữ vô vi và tự hóa có sự liên lạc nhau rất mật thiết.

    Vật nào cũng có cái tính tự nhiên của nó, không vật nào giống vật nào cả. Vậy là biết chấp nhận cái chỗ” bất bình đẳng tự nhiên “ấy của vạn sự vạn vật. Biết chấp nhận sự” bất bình đẳng tự nhiên” ấy của vạn vật, thì ta phải biết kính trọng cái tánh tự nhiên của mỗi vật mà không nên xen vào làm trở ngại, hay hủy hoại sự phát triển tự nhiên của nó.

    Tóm lại, mỗi vật đều có chỗ nhận là phải, là tốt riêng theo vật ấy. Vật ta không nên cưỡng ép cho đồng được. Mà thực sự, ta cũng không làm sao cưỡng ép cho đồng được. Chỗ không thể đồng của vạn vật, ta phải biết chịu nó, nghĩa là chấp nhận nó, đó là ta dùng chỗ “không thể đồng”, mà làm cho vạn vật đồng nhau. Nghĩa là mỗi vật đồng được sống tự do theo cái sống của mình. Tự do và bình đẳng vì thế mà không thể lìa nhau. Hễ mất tự do thì không có bình đẳng, mà mất bình đẳng là vì chẳng có tự do.

    Như vậy, bất cử chế độ chánh trị nào mà định ra một cái “tận thiện mẫu” để làm tiêu chuẩn chung cho mọi tư tưởng và hành vi con người (như ở các xã hội độc tài dưới mọi hình thức) khiến cho cả thiên hạ đều phải theo đó mà hành động, là sái với tự nhiên, là ép chỗ “không thể đồng” phải “đồng” với nhau tất cả.

    Ở thiên Biền Mẫu, ông nói: “Cẳng vịt thì ngắn, cố mà nối dài nó khổ. Dò hạc thì dài, cố làm cho nó ngắn nó đau, cho nên tánh mà dài không phải cái nên chặt bớt. Tánh mà ngắn, không phải cái nên kéo dài, thì sao có đau khổ?

    Nhân thế, nhân quí trọng đặc tính của con người mà Lão Tử mới đề xướng phương pháp xử thế “xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo” lấy vô vi mà xử sự, lấy phương pháp bất ngôn mà hành giáo. Vô vi là cố gắng đừng xen vào việc riêng tư của thiên hạ, càng nhiều bao nhiêu, càng hay bấy nhiêu.

    Lão Tử nói: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa” ta hành cái đạo vô vi mà mỗi cá nhân đều được tự hóa, nghĩa là hóa theo mình, chứ không hóa theo ai cả. Lão cũng như Trang đều tin rằng không ai hòa được ai cả, trừ người đó ra.

    Mà thật vậy, sở dĩ mình chấp nhận lời nói việc làm của kẻ khác là vì “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

    Bàn đến tự hóa tức là nói cái quyền sống tự do của con người rồi. Kẻ ngu thì nhờ có người hóa, người trí thì tự mình hóa lấy mình.

    Cái chân danh dự của con người, phải chăng là trừ mình ra không ai giải thoát cho mình được cả. Sự giúp đời của Chân Nhân như ánh mặt trời giúp cho trăm hoa đua nở, nhưng hoa nào nở hoa nấy, không bắt buộc hoa này phải trổ theo hoa kia... hay theo một loài hoa kiểu mẫu. Đừng mong kéo cẳng vịt cho dài, thu dò hạc ngắn lại, nghĩa là đừng làm cái việc làm của chàng Procuste trong thần thoại Hi lạp.

    (Theo thần thoại Hi Lạp, Procuste là một tướng cướp rất độc ác, anh ta có sắm một cái giường sắt. Bắt được nạn nhân nào cũng đặt lên cái giường khuôn mẫu ấy. Nếu vừa thì thôi, bằng không thì phải chặt chân, hay kéo dài chân cho vừa vặn với cái giường. Cái giường của Procuste là danh từ ám chỉ các chế độc độc tài bắt thiên hạ đổ vào một khuôn mẫu đã định sẵn. Trang Tử phản đối “Đừng mong kéo cẳng vịt cho dài, thu dò hạc cho ngắn”.

    Nhưng mà đó lại là công việc làm của các nhà xã hội chánh trị hữu vi từ xưa đến nay vậy.

    Mục tiêu chính của các nhà làm luật pháp, các luân lý gia, các chế độ chánh trị theo phái hữu vi... phải chăng đều có tham vọng san bằng mọi cá tánh đặc biệt của con người. Bình đẳng hóa một cách máy móc tất cả mọi bất bình đẳng một cách tự nhiên trong thiên hạ... Biến mỗi cá nhân thành một con người sống theo xã hội, tức là một “con người máy” vô hồn, vô trách nhiệm.

    Tất cả mọi chế độ chính trị, xã hội theo phái hữu vi đều định ra một cái toàn thiện nào đó để làm tiêu chuẩn chung cho mọi tư tưởng hành vi, khiến cho con người đều phải theo đó mà hành động không dám sai chạy... Đó là ép những chỗ không đồng (bất bình đẳng tự nhiên) phải đồng (bình đẳng) nhau.

    Các bậc trị nước theo phái Hữu Vi lập ra qui củ chuẩn thằng cùng các qui luật thép để định chế chánh trị, xã hội, khiến cho người người trong thiên hạ đều phải phục tùng nô lệ. Chỗ dụng tâm tuy chưa phải là không có thiện ý... nhưng kết quả thì lại như Lỗ hầu nuôi chim...

    Trang Tử trong thiên Chí Lạc đã nêu rõ rằng: “Xưa có con chim biển đậu lạc ở cửa thành nước Lỗ, Lỗ hầu ngự ra nghinh tiếp, rước về chuốc rượu ở đền Thái Miếu, cho tấu nhạc Cửu Thiều cho nó vui, giết trâu bò mời nó ăn... chim ấy ngó dớn dác bộ sầu bi, không dám ăn dám uống. Cách 3 hôm thì chết. Đó là dùng cách nuôi người mà nuôi chim. Nếu muốn dùng cách nuôi chim mà nuôi chim, thì phải cho nó đậu ở rừng sâu, dạo ngoài gò đất, trôi nổi sông hồ, kiếm ăn lươn cá, đỗ theo hàng liệt, ung dung tự đắc, thích đâu ở đó.

    Cứ như người nói là nó đã không ưa rồi, lựa là đem tiếng nhạc mà làm cho nó kinh tâm. Nếu đem nhạc Hàm Trì, Cửu Thiều mà đánh lên ở Động đình thì cá nghe phải lặn. Nhưng người ta thì thì lại kéo nhau đến đó mà nghe. Cá ở dưới nước thì sống, người ở dưới nước thì chết.

    Đó và đây đã khác nhau, thì sự ưa ghét cũng khác nhau. Bởi vậy, bậc Thánh Nhân xưa không giống nhau về sở năng, nên không đồng nhau về sự nghiệp.

    Như vậy ta thấy Lỗ Hầu không phải là không có thiện ý giúp ích cho chim biển, nhưng kết quả thì lại khác hẳn với ý muốn của mình. Hại mà không có lợi gì cho vật mình yêu cả. Đó là hậu quả không may của những kẻ chỉ muốn dùng luật pháp, giáo dục, luân lý để mà điển chế tư tưởng hành vi của thiên hạ và đương nhiên là phủ nhận một cách trắng trợn quyền tự do tư tưởng của con người.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  9. #6
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Bất Ngôn Chi Giáo - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

    .
    .
    Bất Ngôn Chi Giáo 2


    Như thế ta thấy, với cái học Lão Trang, giá trị và vai trò của cá nhân trong xã hội loài người đã được minh định rõ ràng. Cá nhân không phải là một công cụ nô lệ cho xã hội, mà xã hội sở dĩ được tạo ra là để thích ứng và phục vụ con người, giúp cho sự phát triển tự do cá tánh của từng cá nhân trong đó.


    Đành rằng “thời thế tạo anh hùng” nhưng “anh hùng cũng tạo thời thế”. Con người đâu phải hoàn toàn là sản phẩm xã hội.

    Chương 5, ông nói: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung” (Nói nhiều bao nhiêu cũng không sao nói hết được, thà là giữ lấy mực trung). Là tại sao? Đạo, là nguyên lý quân bình. Việc đời có gì lạ ngoài Thị Phi, Thiện Ác... Nếu bảo đây là Phải, thì lại sợ rằng thiên hạ quá thiên về đó mà đi quá trớn, trở thành cái Quấy. Lạ gì thói đời, làm gì cũng thái quá!

    Cái bệnh câu chấp ấy là thông bệnh của con người. Thà là giữ lấy mực Trung, ít nói chừng nào hay chừng nấy: “Hi ngôn tự nhiên” (chương 23).

    Thị Phi, Thiện Ác, Vinh Nhục, Lợi Hại chỉ là bề mặt bề trái của mọi sự vật trên đời, thì lợi cho đây chưa ắt cũng còn là lợi cho kia, phải cho đây chưa ắt cũng còn là phải cho kia... Cho nên kẻ đạt Đạo không ham biện bạch gì với ai cả: sự hiểu biết do trình độ mà có cao có thấp.

    Đồng với ta cho ta là Phải, không đồng với ta cho ta là Quấy. Sự Phải Quấy trong đời bất quá chỉ có bấy nhiêu thôi. Cho nên mới có câu: “Thiện giả bất biện, Biện giả bất thiện” (Chương 81) (Người thiện không tranh biện, người tranh biện không thiện)

    Chữ Thiện đây, có nghĩa là người sành về Đạo, chứ không phải ám chỉ người Lành đối với kẻ Dữ, theo cái nghĩa thông thường về luân lý. Chương 2 nói rất rõ ràng lẽ ấy: “Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ, tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy. Thị dĩ thánh nhân, xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo”

    (Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi. Đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi. Bởi vậy, có và không sanh nhau. Khó và dễ cùng thành. Ngắn và dài cùng sanh. Cao và thấp cùng chiều. Giọng và tiếng cùng hòa, trước và sau cùng theo. Vậy nên Thánh nhân dùng Vô Vi mà xử sự, dùng bất ngôn mà dạy dỗ). Không phải là không nói, mà không nói đến Thị Phi, Thiện Ác, bởi nói Thị thì Phi dấy lên, nói Thiện thì Ác dấy lên...

    Thực ra, nếu có thể dậy được điều gì, thì chắc chắn ông sẽ không bỏ lỡ cơ hội để chỉ dậy. Ông nói: “Nhơn chi sở giáo, ngã diệc giáo chi” (chỗ mà người xưa dậy được, ta nay cũng dạy...). Dạy cái gì? Dạy những chân lý thông thường mà không cần minh chứng như câu “dùng bạo động, chết bạo tàn”. (Cường lương giả, bất đắc kỳ tử).

    Huống chi lời dạy khéo, là lời dạy mà người thụ giáo không hay là được thụ giáo, mà người dạy cũng không dè là mình đã dậy. Đó là dạy một cách khéo léo, kín đáo chứ không vinh váo ra mặt thầy đời. Những lời dạy như thế mới là có nhiều kết quả nhất, đó là hành động Vô Vi, đó là bất ngôn chi giáo.

    “Thiện hành vô triệt tích, thiện ngôn vô hà trích...” (đi khéo không để lại dấu chân, nói khéo không để lỗi lầm...). Một việc làm được gọi là hoàn toàn khi nào làm mà không ai nhận thấy dấu vết của việc làm. Đó là Vô Vi nhi Vô bất Vi (không làm, nhưng không có gì mà không làm).

    Bậc đạt Đạo, dạy người mà không ai dè là được dạy, người dạy không cho mình có dạy mà cậy công, người được dậy không hay là mình được dậy mà ghi ân, nên không có sự bội ân.

    Lại nữa, sự hiểu biết của ta phải tự ta tìm lấy, không thể do kẻ khác truyền dạy. Là tại sao? Có dạy được chăng là vì nơi người đã có sẵn mầm tư tưởng mà ta muốn truyền dạy. Nên chi Trang Tử mới nói: “Đồng với ta cho ta là Phải” và chấp nhận, còn “không đồng với ta cho ta là Quấy” và không chấp nhận. Như vậy thì không ai có thể dạy ai được; ta chỉ khêu gợi được những gì có sẵn nơi tâm trí kẻ khác mà thôi. Đó cũng là một trong nhiều nghĩa của “Bất Ngôn chi giáo”.

    Tóm lại, với 4 chữ “bất ngôn chi giáo”, đủ chứng minh rằng Lão Tử không bao giờ chủ trương chính sách Ngu Dân như đã có nhiều người ngộ nhận mà gán cho ông. “Bất ngôn chi giáo” là phương pháp giáo dục chỉ dùng đến sự khêu gợi, không dùng phép hữu vi mà nhồi sọ, mà bắt buộc kẻ khác phải nhận sự hiểu biết của mình.

    Chưa đến lúc nói, thì không nói; đến lúc phải nói thì chỉ nói nửa lời thôi, cốt để khêu gợi, giúp cho người khải phát cái tri thức tiềm tàng của người, nghĩa là người thông đạt là kẻ giúp cho người suy nghĩ, chứ không phải là người suy nghĩ thế cho người.

    Lối nhận xét này của Lão Tử là lối nhận xét chung của phần đông bậc Trí giả Đông Phương. Theo người Đông Phương, một sự hiểu biết gì mà không phải tự mình tìm ra, không phải là một sự hiểu biết thật, mà là một sự hiểu biết nhồi sọ, một thứ hiểu biết ngoài da.

    Đọc một bài văn hay một quyển sách mà biết thích và cho là hay là vì nó đồng với chỗ ưa thích của mình và cũng nhờ đó mà nó khêu gợi lên được và làm vang dội tâm hồn mình. Đó là chỗ mà người Đông Phương gọi “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cho nên đọc sách (về Đạo Học) theo người Đông Phương không phải là để học thêm của người, mà là để tìm hiểu cái sâu thẳm, khải phát cái mà lòng ấp ủ hoặc đã có sẵn nơi mình mà mình không dè.

    Vì vậy, cũng thời một câu văn mà có kẻ nghe qua không thấy chút gì rung cảm; trái lại, có kẻ vừa đọc qua là thấy cả cái người của mình rung chuyển lạ thường. Sách vở Kinh Điển của Đông Phương (mà quyển Đạo Đức Kinh đây là một) vì thế phần nhiều dùng một lối văn rất vắn tắt không lý luận, cũng không minh chứng dài dòng.

    Đó là cốt để cho kẻ học hỏi phải dụng công suy nghĩ và lắng nghe cái tiếng dội nơi chỗ thâm sâu của lòng mình. Lời lẽ trong sách chỉ để khêu gợi... Mà muốn khêu gợi thì chỉ nên nói nửa lời thôi. Đọc sách của Đông Phương viết ra phải nhớ lời nói này của một học giả Tây Phương khuyên ta: “Điều quan trọng không phải nơi cái điều mà quyển sách muốn nói với ta, mà nơi những gì quyển sách khêu gợi được nơi lòng ta”.

    Xem như trí thức và lý luận của các hiền giả Đông Phương đâu có kém gì người Tây Phương, thế nhưng tại sao sách vở họ viết ra lại dùng một lối văn vắn tắt, không mạch lạc, không minh chứng? Đó là dụng ý của họ cốt tạo một cái học về bề sâu, khêu gợi và làm khải phát cái tiềm lực thiêng liêng tàng ẩn trong đáy lòng người đệ tử hay người đọc sách.

    Sự tối tăm cố ý của câu văn có công dụng hấp dẫn của nó là kích thích óc tò mò, sự tìm hiểu ẩn ý của người viết và nhân đó giải phóng những tiềm lực thiêng liêng ẩn núp trong đáy lòng của mình.

    Phái Thiền học của Phật Giáo Đại Thừa lại còn đi xa hơn trong vấn đề “bất ngôn chi giáo” do Lão Tử đề xướng. Họ cho rằng: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Vì Đạo học là một vấn đề không thể dùng danh từ mà truyền được.

    Ông Thầy ở Đông Phương không vội vàng truyền giáo cho bất cứ ai. Dù là đối với các đệ tử của mình đến cầu thụ thỉnh giáo. Ông thầy Đông Phương cũng đợi đến khi nào lòng người cầu Đạo chí thành và đủ sức hiểu biết mới chịu nói ra và cũng chỉ nói nửa lời mà thôi! Đó là do quan niệm về lối dậy dỗ theo thuyết”bất ngôn chi giáo” mà ra vậy.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  10. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Quote Nguyên văn bởi ngochai Xem bài viết
    .
    .
    NHU NHƯỢC


    Thuyết Nhu Nhược của Lão Tử là thuyết bị người đời hiểu lầm nhất, như thuyết Bất Tranh của ông vậy.

    Thật sự Nhu Nhược là gì?

    Ở chương 76, ông nói rõ nhất: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử giả kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thủy, kỳ tử dã khô kháo. Cố kiên cường giả, tử chi đồ; nhu nhược giả, sinh cho đồ. Thị dĩ binh cường tắc bất thắng; mộc cường tắc chiết. Cố kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”.

    (Người khi mới sinh, thì mềm yếu, mà khi chết thì cứng và mạnh. Vạn vật cây cỏ, mới sinh thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo. Nên cứng và mạnh, là bạn của chết. Mềm và yếu là bạn của sống. Vậy, binh mạnh thì không thắng, cây mạnh thì ắt gẫy. Cứng và mạnh, ở bậc dưới; mềm và yếu, ở bực trên).

    Trong đoạn văn trên đây, hai chữ Nhu Nhược quả có một triết lý sâu xa, chứ không phải có cái nghĩa thiển cận như thông thường người ta đã hiểu. Lấy thí dụ một cái cây, cành lá mềm dịu là chứng sự đang sức sinh hóa; còn sự khô cứng là triệu chứng của sự cằn cỗi, chết chóc, không còn biến động gì được nữa.


    Như thế Nhu Nhược có nghĩa là uyển chuyển, không cố chấp trong một hình thức cố định nào, dù thuộc về tâm lý, tình cảm hay tư tưởng. Tâm hồn con người Giải Thoát phải biết luôn luôn thay đổi, biến hóa, vô cùng uyển chuyển để theo kịp với nhịp sống của cuộc Đại Hóa trong trời đất, nếu bị hạn định trong một hình thức cứng rắn nào, thì đó là triệu chứng của sự khô cứng và chết chóc.

    Bởi vậy, người theo Đạo Giải thoát rất sợ lối tư tưởng theo thành kiến, theo thói quen, theo tập niệm, thường nô lệ theo một bảng giá trị bất cứ thuộc về một hệ thống tư tưởng, đạo đức, luân lý hay tôn giáo nào.

    Mỗi một thói quen là một thứ ngưng đọng, không còn biến đổi... nghĩa là đã trở thành máy móc... Và như vậy, ta có thể quả quyết rằng: “Không có một thói quen nào là hay cả đối với tư tưởng. Suy nghĩ theo thói quen, yêu thương vì thói quen, hành động theo tập quán, đó là những trở ngại lớn nhất trong con đường Giải thoát. Cho nên kẻ muốn đi đến Giải thoát, bước đầu tiên là tự mình phá hủy tất cả mọi thành kiến bất cứ thuộc về giới nào “Kiên cường giả tử chi đồ, như nhược giả sinh chi đồ”.

    Người Giải thoát như con rồng. Biến hóa, ẩn hiện, không biết sao mà lượng trước được phản ứng của họ. Bậc thường nhân phản ứng rất hạn định chỉ có một chiều thôi, như một bộ máy... Những kẻ mà đời sống tinh thần bị gò bó, lệ thuộc trong một hệ thống luân lý hay tư tưởng nào sẽ là những kẻ có một phản ứng thô sơ và nhất định mà bất cứ ai có óc quan sát đều có thể biết trước được.

    Một ông luật sư đứng ra biện hộ cho ai, bao giờ cũng tìm đủ cách để chứng minh rằng thân chủ mình là vô tội. Một nhà Nho hủ lậu bao giờ cũng có những phản ứng một chiều và hẹp hòi câu chấp, luôn luôn sẽ có những phản ứng một chiều với những ai phạm vào những điều cấm kị của giáo điều Nho Giáo.

    Cũng như nhà duy vật sẽ không bao giờ chịu hiểu những gì không ăn khớp với những lý thuyết của họ, như lý thuyết Giai cấp đấu tranh chẳng hạn. Sự phản ứng đối với cuộc đời sẽ không bao giờ giống với những phản ứng một cách máy móc của các chất hóa học đã được người ta khám phá và qui định trong những công thức không bao giờ thay đổi. Bởi vậy, người theo đạo Giải thoát của Lão Trang chắc chắn sẽ không bao giờ là tín đồ trung thành của một tôn giáo, một triết thuyết, hay là chiến sĩ cuồng nhiệt của một chủ nghĩa chánh trị, xã hội hay luân lý nào cả.

    Đó là cái huyền nghĩa của hai chữ Nhu Nhược.

    Nhu nhược lại cũng có cái nghĩa là thuận theo, chiều theo, không cưỡng lại... tức là cái thuật “Bất tranh nhi thiện thắng” dùng” nhu nhược thắng cương cường”.

    Không chống cự, tức là không tạo cho bên địch có cơ hội để tranh đấu: “phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” (chương 22). Như thế Nhu Nhược đây có nghĩa là một phương pháp tranh đấu: đó là phép lấy hư mà trị thực, một phương thuật già dặn nhất trong phép tranh đấu của Nhu đạo ngày nay.

    Cho nên mới có chỗ ông bảo: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” (Bậc thượng thiện giống như nước, nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh). Tánh của nước, thì yếu mềm; gặp chỗ trống, thiếu thì chảy vào; gặp chỗ đầy dư thì chảy ra. Lánh cao mà tìm thấp, ngày đêm chảy mãi mà không ngừng. Đó là nó thực hiện cái luật quân bình của Trời Đất Nước, luôn luôn chiều theo mà không kháng cự. Bị cản thì dừng, mở đường thì chảy, ống thẳng bầu tròn, nhưng không mất bản chất.

    Tóm lại, chương 40 có viết: “Nhược giả, Đạo chi dụng”. Yếu mềm là cái dụng của Đạo... Nhược đây là biết chiều theo, không chống lại... không dùng ý chí mà cưỡng lại với Đạo, như người thợ lặn giỏi không cưỡng lại với nước nên không hay là có nước. Câu “yếu mềm là cái dụng của Đạo”, ta phải hiểu yếu mềm đây, là phương pháp để trở về với Đạo.

    Bởi người ta thường sống thích đua đòi theo kẻ khác, chỉ tìm cách để bắt chước kẻ khác, sống theo cái sống của kẻ khác, sống theo những ước lệ giả tạo bên ngoài... mà không sống theo cái Chân Tánh của mình cho nên mới có dùng đến Ý Chí, tức là cố cưỡng ép mình để trở thành những gì không phải là mình. Nếu biết sống theo mình, theo cái Chân Diện Mục của mình thì sao lại phải còn dùng đến Ý Chí. Nên mới gọi là Vô Vi, vì đã huyền đồng cùng Bản Tánh.

    Đó là cái nghĩa thứ hai của Nhu Nhược, đồng với Vô Vi, mà phương tiện là Bất Tranh.
    Tuyền chân lý. Tuyệt ! Cảm ơn chủ xới !

  11. #8
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Tam bảo: Từ Kiệm Bất - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Nguyễn Duy Cần

    .
    .
    Tam Bảo: Từ - Kiệm - Bất


    Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp: một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Từ mới có Dũng, Kiệm mới có rộng, không dám đứng trước thiên hạ thì được ngôi cao.

    Chương 67, Lão Tử viết: “Ngô hữu Tam bửu, trì nhi bảo chi: Nhất viết Từ, Nhị viết Kiệm, Tam viết Bất cảm vi thiên hạ tiên. Từ cố năng Dũng, Kiệm cố năng quảng, Bất cảm vi thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng”. (Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp: một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Từ mới có Dũng, Kiệm mới có rộng, không dám đứng trước thiên hạ thì được ngôi cao.)


    Căn bản thứ nhất của Lão Tử là Từ.

    Từ là yêu thương tất cả mọi người bất luận là người lành hay người dữ, tha thứ độ lượng. Chương 49, ông có nói: “thiện giả ngô thiện chi, bất thiện giả ngô diệc thiện chi... Tín giả ngô tín chi, bất tín giả ngô diệc tín chi” (Với kẻ lành thì lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành cũng lấy lành mà ở... Với kẻ thành tìn thì lấy thành tín mà ở, với kẻ không thành tín thì cũng lấy thành tín mà ở. Như thế ta thấy rằng Lão Tử rất là hoằng đại đối với tất cả mọi người. Dưới mắt ông không có kẻ thiện người ác, không có kẻ phải người quấy, không có kẻ quí người tiện... Gần với Bát Nhã Bình đẳng của nhà Phật.

    Không như Khổng Tử chủ trương “dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức”, Lão Tử xướng lên thuyết “báo oán dĩ đức”.

    Lấy đức mà trả oán thì oán mới tiêu tan, lấy trực mà báo oán thì cũng không làm sao dứt được hậu hoạn của lóng thù hận. Nhân đạo phải đứng trên công lý. Với chữ Tử của Lão Tử, ta không lạ gì ông khinh Nhân Nghĩa mà trọng Đạo Đức, lòng rất rộng rãi, không câu chấp, không thiên vị. Đó là hạnh của bậc chí nhân.

    Lấy “oán mà báo oán” là việc thường tình, lấy “trực mà báo oán” thì cao hơn một bực, nhưng lấy” đức mà báo oán “thì phải là kẻ phi thường, đứng trên loài người vì đã tha thứ, lại còn yêu thương được kẻ đã làm hại ta, phải là bậc chí nhân chí dũng trên đời, phải là kẻ đã thắng được lòng vị kỷ và ham sống của mình”. Thắng nhơn giả hữu lực, tự thắng giả cường”.

    Kẻ mà thắng được lòng ích kỷ của mình, lấy đức mà trả oán, là kẻ dũng mãnh nhất trên đời. Bởi vậy Lão Tử mới nói: “Từ cố năng Dũng”.

    Tóm lại, người mà thực hiện được chữ Từ, là người chí thiện chí tín. Chí thiện nên không thiện riêng với một ai, dù với người thiện hay bất thiện. Chí tín nên nên không thành tín với riêng ai, dù là với người thành tín hay không thành tín. Vô Vi của Lão Tử quả là khó khăn cho những ai chưa diệt được Bản Ngã, chưa diệt được lòng” tham sinh úy tử”của mình, và quả là hành vi của người đại Dũng.

    Ta nên để ý đến cái Dũng của bậc Thánh nhân: sở dĩ họ khác với thế nhân là nơi họ, Dũng bao giở cũng căn cứ trên lòng Từ. Bởi vậy Lão Tử mới nói: “Kim xá Từ thả Dũng... tử hĩ” (nếu bỏ Từ mà được Dũng, là chết vậy)... Đó là “thất phu chi dũng”, đó là cái dũng của kẻ bạo tàn: “Cường lương giả, bất đắc kỳ tử” (dùng bạo lực, chết bạo tàn), đó là lẽ dĩ nhiên.

    Căn bản thứ hai của Lão Tử là Kiệm.

    Kiệm, tức là biết ức chế lòng thích xa xỉ và thỏa mãn thú tính của nhục thân. Lão Tử thường khuyên ta hãy “khứ thậm, khứ xa, khứ thái”. Xa là xa xỉ, thái là phung phí kiêu sa, Thói xa hoa là cái bệnh nguy hiểm nhất cho kẻ cầm quyền trị nước.

    Kiệm giúp cho ta biết đủ, sống không nô lệ lấy dục vọng, không nô lệ ngoại giới, không nô lệ bất cứ một thế lực nào. Trái lại, kẻ sống trong xa hoa, sớm muộn gì cũng sẽ đi đến nô lệ dưới mọi hình thức, người mà có đức Kiệm là người sống trong đơn giản, không chạy theo cáo phụ mà quên cái chánh của đời người. Cho nên người Kiệm mới có thể có lòng rộng rãi, thứ tha, tự do và làm nên đại sự: kiệm cố năng quảng”.

    Cầm quyền trị nước mà sống không Kiệm ước, kiêu sa là cái hại cho nước; họ sẽ đặt vào đầu dân chúng sưu cao thuế nặng để có đủ mà cung phụng nếp sống của họ, Người theo Đạo thì: “Tổn hữu dư, bổ bất túc”, trái lại nếu vì lòng ích kỷ (người xa xỉ là người ích kỷ) mà “tổn bất túc, bổ hữu dư” làm cho giàu nghèo quá chênh lệch, giai cấp đấu tranh, phải chăng chính mình gây nên họa chiến tranh, tự mình vời họa đến cho mình.

    Chương 53, ông nói: “Triều thậm trừ, điền thậm vu, thương thậm hư. Phục văn thái, đái lợi kiếm, yếm ẩm thực, tài hóa hữu dư. Thị vị đạo khoa, phi Đạo dã tai!” (Triều đình lộng lấy thật, mà ruộng nương đầy cỏ hoang, còn kho đụn thì trống trơn. Áo quần sang trọng thật, đeo kiếm bén, ăn uống chán, của cải thừa. Nhưng đó là đường của đạo tặc, đâu phải dường của Đạo lớn).

    Nếu lâu dài ở chốn triều đình mà lộng lẫy, huy hoàng là nhờ người ta đã “lấy chỗ thiếu” của dân mà “bù thêm vào chỗ dư” của giới giàu sang ở triều đình. Vì thế mới nói “ruộng nượng đầy cỏ hoang”, “kho đụn trống rỗng” không còn một hột thóc. Các bậc Vua Chúa Quan Quyền thì có dư lại có dư thêm, còn chúng dân đã thiếu lại càng thiếu thêm, đó là hậu quả của sự trị nước của kẻ không lấy Kiệm Ước làm đầu.

    Bởi vậy, họ ăn mặc cực kỳ sang trọng, đeo gươm bén, ăn uống chán, của cải thừa... Như vậy họ là kẻ “Đạo Khoa” nghĩa là bọn đạo tặc cướp của kẻ khác để khoa trương... chứ không phải trị nước theo Đại Đạo, vì theo Đạo phải biết “bớt chỗ dư bù chỗ thiếu” Chương 59, Lão Tử đã nói rõ: “Trị nhân sự thiên mạc nhược sắc. Phù duy sắc, thị vị tảo phục, tảo phục vị chi trọng tích đức. Trọng tích đức tắc vô bất khắc. Vô bất khắc tắc mạc chi kỳ cực. Mạc chi kỳ cực khả dĩ hữu quốc”

    (Trị người, giúp trời không chi bằng tiết kiệm. Tiết kiệm phải là việc lo đầu tiên. Lấy nó làm việc lo đầu tiên, thì chứa được đức. Chứa được đức, thì không có gì là không thắng được, thì không ai biết được chỗ cùng cực của nó. Không ai biết được chỗ cùng cực của nó, thì mới có thể nắm giữ được nước)
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 23-02-2014 lúc 11:40 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  12. #9
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Arrow Tam bảo: Từ Kiệm Bất - Lão Tử Tinh Hoa - Triết Lý và Ứng Dụng - Nguyễn Duy Cần

    (tiếp theo...)

    Của báu thứ 3 của Lão Tử, là “không dám đứng trước thiên hạ”.

    Người đời thường vịn vào dây mà cho ông là hèn yếu, là chủ trương thoái hóa, chống với tiến bộ. Thật có đúng như vậy, nếu người ta quan niệm “tiến bộ” là tranh hơn tranh thua để tìm cách đứng trên đầu trên cổ đồng loại mới hả lòng cho, thì Lão Tử quả thật là người chủ trương không nên tiến bộ kiểu ấy. Và như vậy, cho rằng ông chủ trương phản tiến hóa cũng không sao.

    Huống chi Lão Tử cho rằng mỗi người mỗi vật đều mang nơi mình một cái Lý độc nhất vô nhị. Lý ấy đồng với Đạo. Theo ông thì “phản giả Đạo chi động” Nghĩa là cái động của Đạo là trở về. Trở về là “phục qui kỳ căn” (trở về nguồn gốc) tức là trở về với cái Đạo nơi mình. Như vậy, thì thuyết tiến hóa chủ trương sự trở nên, nghĩa là trở nên một cái gì mà mình chưa có bằng sự chiếm đoạt, thu trữ ngoại vật là trái với cái chủ chỉ của Lão Tử rất xa vậy.

    Còn bảo rằng: “không dám đứng trước thiên hạ” là hèn yếu lại càng không đúng. Thích đứng trước và đứng trên thiên hạ phải chăng là cái tật chung của những con người bị tâm cảm tự ti? Trái lại, kẻ mà nơi trong đầy đủ lại không thích đứng trên thiên hạ mà trái lại hay nhún nhường là khác. Cùng một nghĩa với những câu: “tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, tri kỳ bạch, thủ kỳ hắc. Tri kỳ vinh, thủ kỳ nhục” (Mình là con đực, hãy làm như con cái. Mình là trắng, hãy làm như đen. Mình là vinh, hãy giữ làm nhục).

    Như vậy đâu phải là hèn nhát, mà lại là một sự đại dũng trong đời. Kẻ thắng được lòng tự tôn tự đại, thắng được lòng ham danh hiếu thắng, đâu phải kẻ tầm thường mà làm được. “Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường” (Thắng người là kẻ có sức, nhưng thắng mình mới là người mạnh). Chương 66, ông nói: Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi... Thị dĩ dục thượng dân tất dĩ ngôn hạ chi, dục tiên dân tất dĩ thân hậu chi. Thị dĩ thánh nhân xử thượng nhi dân bất trọng, xử tiền nhi dân bất hại. Thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm. Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”. (Sông biển sở dĩ làm đặng Vua trăm hang là vì nó khéo đứng dưới thấp... Bởi vậy, muốn ngồi trên dân, hẳn nên lấy lời mà hạ mình. Muốn đứng trước dân, hẳn nên lấy mình để ra sau, vậy nên, bậc Thánh nhân ở trên mà dân không hay nặng, ở trước mà dân không thấy hại. Vì thế, thiên hạ không chán, lại còn đẩy tới trước... Bởi đó không tranh nên thiên hạ không cùng tranh với đó được).

    Lão Tử lấy sông biển để cụ thế hóa và minh chướng chủ trương “không dám đứng trước thiên hạ”... Nếu muốn ngồi trên trên dân chúng hãy tự mình khiêm cung nhũn nhặn. Và nếu muốn cầm đầu nhân dân phải biết đứng đằng sau lưng họ. Đây là nguyên tắc xử thế điển hình của Lão Tử thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sách của ông.

    Cũng đồng một ý với câu “hậu kỳ thân nhi thân tiên” (để thân ra sau mà thân ra trước). Và “quí dĩ tiện vi bổn, cao dĩ hạ vi cơ. Thị dĩ Hầu vương tự vị cô quả bất cốc. Thử dĩ kỳ tiện vi bổn da? Phi hồ?” (quí lấy tiện làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Nên chi, hầu vương tự xưng là con côi, ít đức, không lành. Đó là lấy tiện làm gốc không phải vậy sao?).

    Bậc thánh nhân trị nước ngồi trên đầu nhân dân mà nhân dân không hay là mình ngồi trên đầu. Dẫn đạo nhân dân mà nhân dân không cảm thấy bàn tay của mình dẫn dắt. Là nhờ họ “không dám đứng trước thiên hạ”. Bởi vậy người dân không chán, lại còn đưa mình lên ngôi cao. Bởi luôn luôn đứng dưới thấp và ở đằng sau nên người dân không có chỗ để tranh chấp, cho nên mới nói: “Vì không tranh mà thiên hạ không sao cùng tranh với họ được”. Thuyết Bất Tranh của Lão Tử cũng do thuyết “bất cảm vi thiên hạ tiên” mà ra.

    Trị nước bằng Đạo Hữu Vi lại không thế: “thích ăn trên ngồi trước, thích lấy cái trị mà trị thiên hạ, thích lấy ý riêng mà can thiệp đến việc riêng tư của thiên hạ... nên người dân cảm thấy mình bị trị quá rõ ràng. Do đó mà người dân mới sinh ra tâm trạng chống đối. Và nhân thế, bậc trị nước phải lo đề phòng và củng cố uy quyền mình bằng luật lệ bủa giăng... Giữa cấp thống trị và bị trị đã có chỗ tranh nhau, thì trước sau gì cũng sẽ có kẻ thắng người bại.

    Ngày mà người dân cảm thấy sức nặng của người trên đè xuống, cảm thấy cái bàn tay dẫn dắt chỉ đạo quá gắt gao còng giữ, họ sẽ đâm chán, mong vứt quăng gánh nặng, vượt khỏi cái bàn tay sắt buộc ràng. Dùng đạo Hữu Vi mà trị nước là tạo ra cho nhân dân có chỗ cùng tranh với ta... là nguy. Cho nên ông mới nói: “Xã hậu thả tiên... tử hĩ”. (Bỏ sau để đứng trước, là chết vậy)

    Thật vậy “làm bậc trên thiên hạ mà thiếu tư cách thành thực khiêm nhu từ tốn, việc gì cũng chỉ muốn ngồi trên đầu trên cổ dân mà trị, tức là làm nhục thiên hạ, thế mà không chết thì là một sự may mắn lạ thường”.

    Tóm lại, sự Lão Tử nói: “ta có 3 vật báu” thế là ta có thể hiểu 3 vật báu ấy là 3 cái chủ nghĩa lớn của ông đem ra xử thế. Mà chữ Từ là đứng đầu, 2 báu kia đều do đó mà ra cả. Kiệm, là cũng nhờ lòng Từ, không nỡ xa xỉ, mình có dư mà người người thốn thiếu. “Bất cảm vi thiên hạ tiên” là không tranh dành cái việc làm nhục vào lòng người. Phải chăng cũng do lòng Từ mà có được cử chỉ quên mình ấy. Cho nên rút lại mà nói thì Từ là đầu mối của Đạo xử thế của ông.

    Có người bảo rằng Từ đây cũng giống với thuyết Kiêm Ái. “Bất cảm vi thiên hạ tiên” giống với thuyết “Phi công”. Và Kiệm giống với thuyết Tiết Dụng của Mặc Tử. Nhận xét thế là nông cạn. Chữ Từ của Lão Tử có một nguồn gốc siêu hình, còn chủ thuyết Kiêm ái của Mặc Tử chỉ bắt nguồn ở vấn đề hình thức xã hội mà thôi. Ngay một chữ Từ ấy cũng đã thấy không thể cùng so sánh với nhau rồi. Các quan niệm kia đều theo đó mà suy ra không thể có sự so sánh cho được.

    Tham khảo Links: Lão Tử Đạo Đức Kinh
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •