Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 19 của 19

Chủ đề: Thiều gia giới thiệu: Giáo Trình Luyện Tập Khí Công Của Võ Phái Thiều Gia

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
    韶家武派气功的教程


    TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
    气功自练不求师


    Tiếp theo trang trước

    e. Phân Loại Khí công

    Khí công không những phong phú về tên gọi mà cũng rất phong phú về phương pháp, loại hình tập luyện. Theo các thư tịch cổ cùng các nguồn tài liệu khảo cứu về Khí công, về các phương pháp tập luyện Khí công, chúng ta có thể tạm phân loại Khí công dựa trên một số căn cứ sau :
    ...
    ...

    II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÒNG - CHỮA BỆNH

    Ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của Khoa học Kỹ thuật con người đã có thể khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Tuy thế, trong nhiều công trình khoa học, trong khi Tây phương còn nhiều lúng túng thì tại Trung Quốc, người ta đã có những nghiên cứu, khám phá, giải thích các bí ẩn từ mấy ngàn năm. Chẳng hạn như về lĩnh vực Y khoa, trong khi thế giới còn chưa khám phá hết được bản đồ Gene của con người thì ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có những học thuyết thuyết minh tường tận (xin tham khảo Trung Y Thập Đại Kinh Điển Thư: Thần Nông Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Trung Tàng Kinh, Hoa Đà Thần Phương Chân Bản, Mạch Kinh, Châm Cứu Giáp ất Kinh…) về cơ thể của con người, về các bộ phận như lông, tóc, da, cơ, lục phủ ngũ tạng, sự vận động của kinh mạch, khí huyết… cho đến cơ chế phát sinh các loại tật bệnh v.v. Những điều đối với người Á Đông được coi là chuyện bình thường nhưng trong mắt của Y học phương Tây có khi lại được coi là điều không thể lý giải (Đông phương huyền bí).

    Mặc dù Y học của thế giới hiện đã có những bước tiến nhảy vọt, những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực Y thuật đem lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của nhân loại, nhưng không phải quốc gia nào trên thế giới cũng thật sự quan tâm đến sức khỏe của người dân, thật sự quan tâm và làm tốt công tác phòng chống, chữa trị bệnh tật. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả thế giới đang bó tay không có thuốc đặc trị trước nguy cơ hủy diệt hàng loạt của căn bệnh HIV và vô số căn bệnh nan y khác như Tiểu đường, Ung thư, dịch Cúm gia cầm … thì việc phòng chống và ngăn ngừa các nguy cơ lây lan bệnh lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ động phòng ngừa là một việc làm có ý nghĩa hết sức rất to lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.

    1. Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:


    Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người Anh Hùng vĩ đại của Dân tộc

    Nói đến công tác phòng chống và chữa trị bệnh tật không thể không nói đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chăm lo sức khỏe cho toàn dân tộc và đặc biệt là quan điểm của Bác trong việc phòng chống, chữa trị bệnh tật.

    Ngay từ khi lập quốc, mặc dù chính quyền còn non trẻ và phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Bản thân người còn bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm và chăm lo đến sức khỏe của toàn dân tộc. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 (tức chỉ hơn 6 tháng sau ngày lập quốc), Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập Thể dục” ngay sau khi ký sắc lệnh thành lập Nha TDTT trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là một sự quan tâm đặc biệt của vị Nguyên thủ Quốc gia, người đứng đầu nhà nước vì lợi ích sức khỏe toàn dân (điều mà trên thế giới chưa có vị lãnh tụ nào làm và cũng không một vị vua chúa nào trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc tỏ ra quan tâm đến !). Trong lời kêu gọi Bác viết: “Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Bác cho rằng việc chữa bệnh cứu người là việc làm hết sức quan trọng nên khi nói chuyện với cán bộ ngành Y tế, Bác đặc biệt nhấn mạnh câu “Lương y như từ mẫu”. Quan điểm của Bác là muốn làm tốt công tác chữa trị bệnh tật thì trước hết cần phải làm tốt công tác phòng bệnh, việc phòng bệnh quan trọng hơn việc chữa bệnh. Theo Bác, muốn có sức khỏe thì phải siêng năng luyện tập thể dục. Bác không những chỉ rõ phương pháp tập luyện mà còn nêu bật ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc luyện tập thể dục thể thao. Bác viết: “… Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục; ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.


    Cố Lưu Hinh, người được Trung Ương Đảng CS Trung Quốc cử sang dạy Thái cực quyền cho Hồ Chủ Tịch

    Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm và bảo vệ môi trường, Bác kêu gọi mọi người trồng cây để có môi trường thiên nhiên trong sạch, Bác cho rằng con người cần phải gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên (đây cũng là quan điểm của Lão Tử). Bởi vậy, xung quanh khu nhà sàn nơi Bác ở luôn tràn ngập màu xanh của cỏ cây hoa lá, luôn rộn rã tiếng chim muông.

    Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
    Con bồ câu trắng ngây thơ
    Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
    Lát rồi, chim nhé, chim ăn
    Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà…
    (Tố Hữu. Sáng tháng năm).

    Thiên nhiên không những hiện hữu nơi Bác ở mà còn hiện hữu ngay trong thơ của Bác. Trong thơ Bác, dù con người có phải trong cảnh tù đày khổ ải nhưng thiên nhiên luôn hiện ra một cách sống động và tràn đầy sức sống.

    Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
    Giang tâm như kính tịnh vô trần
    Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
    Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
    (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
    Lòng sông gương sáng, bụi không mờ;
    Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh,
    Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa).
    (Hồ Chí Minh. Tân xuất ngục học đăng sơn)
    *
    * *
    … Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
    Ngưỡng diện thu phong trận trận hàn.
    … Noãn khí bao la toàn vũ trụ
    Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
    (… Người đi cất bước trên đường thẳm,
    Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
    … Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
    Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng).

    (Hồ Chí Minh. Tảo giải)

    Chủ Tịch Hồ Chí Minh không những là một lãnh tụ thiên tài, Danh nhân văn hóa, vị Anh hùng dân tộc mà Bác còn là một nhà dưỡng sinh kiệt xuất. Trong cuộc sống, Bác luôn chủ trương “thanh tâm quả dục”, động viên cán bộ thực hiện lối sống giản dị, hòa đồng với quần chúng, chăm lo cho quần chúng, phải Cần Kiệm Liêm Chính và chính người với tấm áo vải đơn sơ, với đôi dép cao su giản dị mà làm cho thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ, là tấm gương sáng chói cho lớp lớp cháu con học tập. Cả một đời “vì nước vì non”, Bác chỉ mong sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…


    Nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…

    Ngày nay, nếu có dịp vào thăm nhà sàn của Bác, chúng ta vẫn còn thấy đôi tạ tay xếp ngay ngắn nơi góc nhà, đó là vật mà Bác dùng để tập luyện hằng ngày. Mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu, chúng ta vẫn thấy Bác đang tham gia đánh bóng chuyền với các chú Cảnh vệ, tập Thái Cực Quyền vào mỗi buổi sáng (Bác học Thái Cực Quyền với võ sư Cố Lưu Hinh người Trung Quốc). Bác không những luôn quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mọi người mà chính Người cũng là một tấm gương sáng về rèn luyện thân thể cho toàn dân học tập.


    Chủ tịch Hồ Chí Minh, người suốt đời kiệm cần, liêm chính, chí công, vô tư...

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    2. Quan điểm của Trung – Y:


    Hoàng Đế Nội Kinh giảng nghĩa

    Y thuật của các nước Á Đông đặc biệt những nước có ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng Lão, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản đều lấy 4 bộ kinh điển của Y gia Trung Quốc là Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Thương Hàn Luận, Kim Quỹ Yếu Lược làm nền tảng, cở sở lý luận cho phương pháp chữa trị bệnh của mình.


    Trong khi Tây – Y chủ trương dùng thuốc để trợ lực con bệnh, hoặc thay thế con bệnh chống lại vi trùng xâm nhập (bằng cách cấy kháng sinh trực tiếp vào cơ thể) thì Y thuật của Đông phương lại chủ trương làm mạnh con bệnh, tự thân con bệnh tự mình chống lại các hành vi xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài vào cơ thể; coi việc tăng cường sức mạnh nội tại để chống lại ngoại tà là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người “Dĩ chính tồn nội, tà bất khả can” (sức đề kháng bên trong mà mạnh thì tà khí không thể xâm nhập) hay “tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư” (tà khí sở dĩ xâm nhập được vào thân thể, nhất định là do chính khí hư nhược). Đấy chính là điểm ảo diệu, điểm khác biệt rõ rệt của Y thuật Đông phương với Y học Tây phương vậy. Phương pháp tăng cường hệ thống miễn nhiễm của Đông y hiện nay rất được Tây y đề cao, đặc biệt là hiệu quả tăng cường chức năng miễn nhiễm trong phòng chống các bệnh nan y như Ung thư và bệnh HIV hiện nay.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    3. Quan điểm của Y học dân tộc Việt Nam:


    Y học dân tộc Việt Nam ta cũng như một số nước trong khu vực đều lấy học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Kỳ kinh bát mạch, thuyết Tân dịch cùng Hoàng Đế nội kinh, Thần Nông bản thảo, Thương Hàn Tạp bệnh luận... làm cơ sở nền tảng, có chắt lọc, có phê phán và từ đó hình thành một phong cách chữa trị riêng của mình.


    Đối với vấn đề sức khỏe của nhân dân, Y thuật Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống bệnh tật, lấy công tác phòng bệnh là chủ yếu, coi việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những danh sư Y học cổ truyền Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đều có những đóng góp hết sức to lớn đối với nền Y học của nước nhà. Quan điểm của hai ông là chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho dân tộc (Tuệ Tĩnh chuyên tâm nghiên cứu cây thuốc Nam và đề xướng chủ trương “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”). Cũng đồng với quan điểm dưỡng sinh của Đạo giáo Trung Quốc, hai ông nhấn mạnh đến việc “Bế tinh, bảo khí, tồn thần”, đề cao tính nhân văn của triết lý “thanh tâm, quả dục” và coi đó là phương châm hiệu quả nhất trong việc phòng, ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh ra bệnh tật. Không những thế, hai ông cũng lấy “thanh tâm, quả dục” làm mục tiêu rèn luyện mà còn lấy đó làm thước đo để trau dồi đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân.

    Có thể đúc kết quan điểm trong công tác phòng chữa bệnh và phương pháp dưỡng sinh của Y thuật cổ truyền Việt Nam qua mấy câu thơ sau:


    “Nội thương bệnh chứng phát sinh,
    Thường do xúc động, thất tình gây nên….
    Hằng ngày luyện khí chớ quên,
    Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.
    Làm cho khí huyết điều hòa,
    Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.
    Lại cần tiết chế nói năng,
    Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.
    Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,
    Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…


    Thái Y viện trong cung đình xưa...

    Nhìn xem thôn dã bao người,
    Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay,
    Ngô khoai, rau cháo hằng ngày,
    Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương.
    Rạng đông cày cuốc luyện mình,
    Đồng không hít thở, thân hình nở nang.
    Lo sầu vì bệnh giàu sang,
    Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”

    (Hải Thượng Lãn Ông/Vệ sinh Yếu quyết).
    ----------------------------------

    Còn nữa...

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
    韶家武派气功的教程


    TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
    气功自练不求师


    Tiếp theo trang trước


    4. Quan điểm của bộ môn Khí công:

    Có thể khẳng định: Khí công là một bộ môn thể dục vận động được sinh ra trên cơ sở lý luận của Trung – Y, khác với các vận động thể dục khác, trong nhiều trường hợp Khí công được xem như một phương pháp trị liệu bắt buộc trong thuật trị bệnh của Trung - Y, chính vì vậy mà bộ môn Khí công mới được xưng là “Y liệu Khí công”. Ngoài 4 bộ Y thuật kinh điển của Y gia kể trên, các thư tịch cổ cùng các trước tác về Y thuật như Nạn Kinh, Mạch Kinh, Trung Tàng Kinh, Thương Hàn Tạp Bệnh Luận, Thiên Kim Yếu Phương, Chư bệnh Nguyên Hậu Luận… rải dài theo các triều đại trong lịch sử Trung Hoa đều có những lý luận sắc bén, thuyết minh tường tận về phương pháp “Đạo dẫn” (phương pháp tập thở) nhằm phát huy sức mạnh nội lực, khôi phục nguyên khí trong quá trình phòng và chữa trị bệnh tật.

    Do được hình thành trên cơ sở lý luận của Trung – Y do vậy quan điểm phòng, chống, chữa trị bệnh tật trong Khí công chủ yếu là phát huy nội lực vốn có của cơ thể, thông qua cơ chế “Nội Ngoại hỗ tương” mà thực chất là tiến hành quân bình Âm Dương, tăng cường sức mạnh nội tại để tự mình chống lại bệnh tật theo đúng tinh thần của cổ nhân “Thánh nhân bất trị dĩ bệnh trị vị bệnh, bất trị dĩ loạn trị vị loạn… khát nhi xuyên tỉnh, đấu nhi chú binh, bất diệc vãn hồ!”(trị bệnh là trị từ lúc chưa có bệnh tức coi trọng việc phòng ngừa … tránh tình trạng khát mới đào giếng, khai chiến mới lo chế tạo binh khí, như thế chẳng muộn lắm sao!).

    Trung – Y chữa bệnh trên nguyên tắc “trị bệnh tất cầu ư bản” (chữa bệnh phải chữa ở gốc) từ đó có nhận định xác đáng về bệnh như xem bệnh hoãn hay cấp (bệnh đến chậm hay đến mau), chính hay tà, thịnh suy ra sao, âm dương cường nhược thế nào để dùng một trong những cách thức cấp trị, hoãn trị, khử tà, phù chính, điều chỉnh Âm Dương… Trong thuật chữa bệnh bằng Khí công, người ta cũng tiến hành các bước tương tự như tập trung phân ra từng loại bệnh trạng, tính chất cấp hoãn của bệnh trạng, tùy sức khỏe của người bệnh mà có những phương pháp trị liệu thích hợp, có các bài tập nhằm củng cố, nâng cao sức sức mạnh nội tại; sức phục hồi; sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của bệnh tật…

    Thực hành thường xuyên các buổi tập Khí công chính là: “dĩ chính tồn nội, tà bất khả can”; “bổ chỗ hữu khuyết, tả chỗ hữu dư”(bổ xung nơi khiếm khuyết, trừ bỏ chỗ dư thừa) nhằm điều chỉnh trạng thái tâm sinh lý của con người, độc chiếm thế thượng phong trong phòng và chữa trị bệnh tật… tất cả những nguyên tắc đó đều là cơ sở lý luận trong việc chữa trị bệnh của Đông – Y nói chung và cũng là cơ sở lý luận của phép trị bệnh bằng Khí công nói riêng.


    Tẩy Tủy kinh của Shaolin (Thiếu Lâm Tự)

    Nhân đây người viết cũng trình bày thêm một số đặc điểm của các lưu phái để độc giả dễ dàng nhận biết và có sự lựa chọn cho thích hợp với mục đích tu luyện của mình. Đặc điểm của các nhà có thể nhận biết như sau:

    - Y liệu khí công: Lấy phòng bệnh, trị bệnh, bảo kiện cường thân làm mục đích chính.

    - Đạo gia khí công: Đạo gia Khí công chủ yếu lấy học thuyết vô vi của Lão Tử làm mục đích tu luyện là chính. Vì theo Lão Tử, Con người chẳng qua cũng chỉ là một Tiểu vũ trụ nên cần phải hòa hợp với thiên nhiên tức Đại vũ trụ (trong Phép luyện công của Đạo gia đặc biệt coi trọng vòng Tiểu chu thiên và Đại chu thiên). Lão Tử cho rằng: chức năng sinh lý cơ thể con người có liên hệ chặt chẽ với những biến đổi của giới tự nhiên. Vì vậy, theo ông con người muốn sống lâu, sống khỏe mạnh cần phải thuận theo lẽ tự nhiên, biết thích ứng với lẽ tự nhiên và không làm trái qui luật tự nhiên. Ông nói: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời phỏng theo Đạo và Đạo tuân theo qui luật tự nhiên). Lão Tử chủ trương “thanh tâm quả dục, tiết chế ẩm thực” lấy “thanh tịnh vô vi” làm mục đích do vậy Đạo gia đặc biệt chú trọng về “luyện tính tu mệnh”(tính mệnh song tu).

    - Khí công Phật gia: Dựa trên nguyên tắc giải thoát tinh thần. Do vậy lấy tâm làm mục đích để nhập thiền. Phật gia cũng chia làm 2 phái, một phái là Nhập định với phương châm “Tứ đại giai không” và một phái là Tham thiền với phương châm “Tu thân dưỡng tính, phổ độ chúng sinh”.

    - Nho gia phái: Lấy nhân ái làm mục đích Dưỡng sinh theo đề xướng của Khổng Tử. Lòng nhân ái trong Nho gia chủ yếu được thể hiên trên nguyên tắc: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) và “Kỷ dục lập nhi lập ư nhân, kỷ dục đạt nhi đạt ư nhân” (mình muốn đứng vững thì làm cho người ta đứng vững, mình muốn thành đạt thì cũng làm cho người khác thành đạt). Do vậy, Nho gia nhấn mạnh đến việc “Tu tâm dưỡng tính” và cho đấy là cái đức của người Quân tử (kẻ sĩ).

    - Khí công Võ thuật: Lấy việc rèn luyện thân thể, phòng thân chữa thương và đề cao kỹ thuật công kích, phòng ngự làm mục đích chính.


    ...

    Mời các bạn đón đọc phần III:

    Thuật Trường Thọ & Bí Kiếp Luyện Công
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
    韶家武派气功的教程

    TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
    气功自练不求师


    Phần III

    THUẬT TRƯỜNG THỌ VÀ BÍ QUYẾT LUYỆN CÔNG**


    Mục tiêu của bộ môn Khí công là: Kiện thân tráng cốt, khu trừ tật bệnh, ích thọ diên niên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không phải cứ có những bài tập hoa mỹ, những động tác phức tạp hay kỹ thuật khéo léo là có thể “kiện thân tráng cốt, khu trừ được tật bệnh”. Cũng không phải cứ nửa đêm gà gáy hay chính Ngọ chang chang, say sưa tập luyện như một số người và cho rằng mình đã nắm bắt được bí quyết của thuật trường sinh(!?) thiết nghĩ chẳng phải là sai lầm lắm sao!


    Vua Nghiêu, vị vua "nhượng hiền" nổi tiếng thời cổ đại

    Chúng ta hãy xét một đoạn đối đáp trong kinh văn Hoàng đế Nội kinh giữa nhân vật Hoàng đế và Kỳ Bá. Hoàng đế viết: “Dư văn thượng cổ chi nhân, Xuân thu giai đạt bách tuế nhi động tác bất suy; Kim thời chi nhân niên bán bách nhi động tác giai suy giả, thời thế dị da? Nhân tương thất chi da?”.

    Kỳ Bá đối viết: “Thượng cổ chi nhân kỳ tri đạo giả, pháp vu Âm Dương, hòa vu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất tác vọng lao, cố năng hình dữ thần cụ nhi tận chung kỳ thiên niên đạt bách tuế nãi khứ. Kim thời chi nhân tắc bất nhiên dĩ tửu vi tương, dĩ vọng vi thường, túy dĩ nhập phòng, dĩ dục kiệt kỳ Tinh, dĩ hao tán kỳ Chân, bất tri trì mãn, bất thời ngự Thần, vụ khoái kỳ Tâm, nghịch vu sinh lạc, khởi cư vô tiết, cố bán bách nhi suy dã” (Tố vấn/ Thượng cổ thiên chân luận).


    Kỳ Bá...

    Dịch nghĩa:

    Hoàng đế nói:
    - Ta nghe nói con người thời thượng cổ, về tuổi tác đạt đến trăm tuổi mà động tác (ý nói năng lực, trí lực và sự hoạt động) của họ vẫn khỏe mạnh không suy giảm. Người ngày nay, tuổi mới năm mươi nhưng sao đã thấy chậm chạp, già nua. Thế là thế nào? do thời thế khác chăng hay là do không biết sống?

    Kỳ Bá đáp:
    - Người thời thượng cổ đều biết rõ phép Dưỡng sinh, họ tuân theo quy luật của Âm Dương, nắm vững thuật tu tâm dưỡng tính, tiết chế sự ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi theo mùa, không làm lụng quá sức, không vô cớ tiêu hao sinh lực nên thân thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, sống trên trăm tuổi. Còn người ngày nay họ không theo kiểu ấy, uống rượu như uống canh, sinh hoạt trái với thói thường, say vào thì làm chuyện phòng the, không biết giữ gìn Chân khí, ham muốn nhất thời làm trái qui luật. Bởi vậy Tinh khô Khí kiệt, Tiên thiên bất túc cho nên mới năm mươi tuổi trông đã thấy già cỗi vậy.

    Và chúng ta hãy lắng nghe Lão Tử phàn nàn : “Nhân hữu kê khuyển phóng nhi tri cầu chi. Hữu phóng kỳ Tâm nhi bất tri cầu” nghĩa là: “Con người khi thấy mất con gà, con chó thì biết lo đi tìm. Còn như đánh mất Lương tâm (ý là đắm vào Thất tình lục dục) lại chẳng biết lo tìm”.

    Hóa ra, thuật “Kiện thân tráng cốt, Ích thọ diên niên” của người xưa đâu phải chỉ chú trọng về kỹ thuật động tác mà còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân. Không những thế, mà người tập còn phải nắm vững qui luật của trời đất, phải có hiểu biết nhất định về phương pháp Dưỡng sinh. Trong Tố vấn/ Thượng cổ thiên chân luận ghi: “Phù thượng cổ thánh nhân chi giáo hạ dã, giai vị chi hư tà tặc phong, tỵ chi hữu thời điềm đạm hư vô chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ bệnh an tòng lai. Thị dĩ chí nhàn nhi thiểu dục, tâm nhàn nhi bất cụ, hình lao nhi bất quyện, khí tùng lai thuận, các tùng kỳ dục, giai đắc sở nguyện” (Bậc thánh nhân thời thượng cổ thường dạy khi có trái gió trở trời (hư hà phong tặc = gió không đúng mùa, tức bất chính khí) phải lánh trốn kịp thời, phải chú ý bảo dưỡng tinh thần (điềm đạm hư vô) làm cho tinh thần được thư thái an nhiên thì chân khí được sung túc, tinh thần vững chắc, được như thế thì bệnh từ đâu mà vào được? Lại như biết hạn chế lòng tham, tâm hồn trong sáng, không tham sân si, không bị kinh động, thì dù có làm lụng nhiều cũng không biết mệt bởi là do Chân khí an định, hòa thuận, từ đấy mới có thể đạt sở nguyện (ý đạt mục đích kiện khang, khu trừ tật bệnh) vậy.


    Tinh - Khí - Thần

    Vậy thực chất “bí kíp” có tính quyết định trong tu luyện Khí công là gì? Khí công chú trọng vào vấn đề gì trong quá trình tu luyện? và làm thế nào để có thể đạt đến “bách tuế nhi động tác bất suy”…?

    Có thể khẳng định bí kíp trong thuật tu tiên đắc đạo của cổ nhân xưa gồm:
    - Bí kíp thứ nhất chính là nằm trong câu “Thanh tâm quả dục” của Lão Tử. Tức là phải chú trọng trong việc tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân, phải thực sự hạn chế lòng tham lam, tính ích kỷ, sống chan hòa với mọi người; sống vui, sống khỏe, sống có ích. Không để cho những thứ như Thất tình lục dục chi phối bản thân. Đây là bí kíp có tính quyết định và quan trọng nhất, người luyện công có đạt được mục đích của mình hay không là nằm ở bí kíp này (chúng ta sẽ bàn kỹ vấn đề này ở phần sau).

    - Bí kíp còn lại được gói gọn trong ba chữ “Tinh – Khí – Thần”(còn gọi là ba đại dược hay tam bảo) và một câu khẩu quyết: “bế Tinh, bảo Khí, tồn Thần”. Tinh – Khía – Thần có vị trí đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định sự tồn vong, thọ yểu đối với con người. Vì vậy việc bảo tồn ba đại dược nói trên cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ.

    Tóm lại, đối với bộ môn Khí công nói riêng và các phương pháp Dưỡng sinh cổ truyền của Á Đông, đặc biệt là các nước bị ảnh hưởng bởi văn hóa Âm Dương ngũ hành thì hai khẩu quyết trên cũng chính là kim chỉ Nam trong thuật “Trường thọ”, là “phương châm” chủ đạo được các bộ môn triệt để tuân thủ, áp dụng xuyên suốt trong quá trình tu luyện.

    1. Thế nào là “Thanh tâm quả dục”

    Còn nữa...
    --------------------------------------------
    Ghi chú:
    * Đây là tài liệu do võ sư Thiều Ngọc Sơn trực tiếp biên soạn và giữ bản quyền. Mọi sự chia sẻ, đăng tải, sao chép, tán phát... điều phải được sự đồng ý cho phép của tác giả.
    ** Để tiện cho bạn đọc dễ hình dung, người soạn quyết định đưa mục “bí quyết luyện công” trình bày trước, thay vì sẽ trược trình bày ở phần Thực hành luyện công.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
    韶家武派气功的教程


    TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
    气功自练不求师



    Tiếp theo

    1. Thế nào là “Thanh tâm quả dục”

    a. Thanh tâm:
    Trong tiếng Hán, Thanh có nghĩa là thanh khiết, tĩnh lặng, trong sáng; Tâm là tâm hồn, tâm tính, tâm can, tâm tình, là những nỗi suy tư, niềm khát vọng v.v. Thanh tâm tức là phải giữ cho lòng được thanh thản, an nhiên tự tại, thanh đạm hư vô, không buồn phiền lo nghĩ, cái cốt lõi là phải “Tu tâm dưỡng tính”.

    Thanh tâm không những thể hiện trong suy nghĩ mà còn được thể hiện rõ nét trong hành vi đối xử của con người như tình thương yêu đồng loại, không tranh giành đấu đá, không tham lam ích kỷ, sống vì mọi người, yêu thương vạn vật… Thanh tâm là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với người luyện công. Nếu trong tâm trí của chúng ta không vướng bận bởi nỗi lo cơm áo, không bị thất tình, lục tặc chi phối thì chắc chắn chúng ta không những sẽ công thành trong luyện tập mà còn thành công mĩ mãn trong cuộc sống. Ngược lại lúc luyện công mà trong đầu toàn suy nghĩ đến các khoản tiền chợ, tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền học hành của con cái v.v. thì chắc chắn đầu óc của chúng ta sẽ không được thảnh thơi thư giản, không tập trung tư tưởng, do vậy hiệu quả trong việc trị liệu sẽ không cao.


    Có người ví đầu óc con người như một chú ngựa bất kham. Người lại bảo trí óc của chúng ta chẳng khác gì một con gì đó “thả rông”(!?) Sự ví von này có lẽ cũng đúng. Giống như con ngựa thả rông (tạm coi như thế), trí óc chúng ta nó cứ lan man hết chuyện này sang chuyện khác, từ chuyện vui, chuyện buồn đến những khoái lạc đời thường, những bi ai hờn tủi v.v. Mà kể cũng lạ, hẳn trong chúng ta ai cũng từng gặp, có những lúc ta muốn tập trung vào vấn đề gì thì trong đầu lại càng hiện ra những ý nghĩ đâu đâu. Đôi khi ta cố quên đi một người nào đó thì hình ảnh của người đó và những việc có liên quan lại càng hiện lên một cách rõ rệt, như cố ý trêu chọc, thách thức chúng ta. Quả thật, muốn sống cho thanh đạm hư vô, không buồn phiền lo nghĩ thật chẳng khác nào chuyện “mò kim đáy bể”. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, việc bắt một người, nhất là người chủ gia đình phải Thanh tâm quả dục thì quả là một thách thức hết sức khó khăn và vô lý. Nhưng bạn hãy cứ cố gắng, cố gắng rũ bỏ nếu có thể được. Đấy cũng chính là bạn đã thanh tâm. “Thanh tâm” không những giúp cho con người có đầu óc minh mẫn, phán đoán chính xác và xử lý nhạy bén trong sinh hoạt hàng ngày mà “thanh tâm” còn giúp cho não bộ có thời gian nghỉ ngơi, có điều kiện ức chế hưng phấn làm cho hệ thần kinh được khỏe mạnh…

    a. Quả Dục:

    Quả là ít, như “quả phụ” (người đàn bà cô đơn vì góa chồng); Dục là lòng ham muốn. Quả dục có nghĩa là phải ít riêng tư, hạn chế lòng ham muốn – tức là phải biết đủ và biết như thế nào là đủ.


    Lão Tử nói: Họa không gì lớn bằng không biết tự đủ, không hại nào to bằng lòng tham muốn chiếm cho được nhiều “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc” và ông nhấn mạnh: Người mà biết đủ cái đủ của mình thì không bị nhục, biết dừng đúng lúc thì không nguy. Được như thế thì có thể trường tồn (Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi. Khả dĩ trường cửu). Xưa các cụ ta hay nói: “tri túc thường năng lạc” hay giản đơn hơn có câu: “biết đủ thì nó đủ” cũng là cái ý ấy chứ không như ai chỉ lo “Vinh thân phì gia” mà bất chấp mọi thủ đoạn, coi tình người như rơm rác, sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý, vô pháp vô thiên miễn sao thỏa mãn được sở nguyện của mình(!). Một chuyện rất buồn cười là đại đa số người ta đi chùa, chỉ thấy cầu xin cho riêng mình hoặc gia đình mình làm ăn phát đạt mà không mấy ai cầu xin cho Quốc thái dân an; chỉ thấy có cầu cho buôn may bán đắt mà không thấy ai cầu cho mọi người ai cũng mua được thật rẻ và thật nhiều…(!?)


    “Thanh tâm quả dục” là vấn đề được các môn đồ của Đạo gia cực kỳ coi trọng (Đạo gia chủ về tính mệnh song tu, lấy thanh tĩnh vô vi làm mục đích tu luyện). Người đời nay ai cũng biết như vậy nhưng việc nói và làm lại là đầu Ngô thân Sở. Bút giả cũng có cơ duyên được dự nhiều đám chiêu đãi vì trúng lớn trong một phi vụ làm ăn nào đó. Có người mời vì trúng đậm Chứng khoán, lại có kẻ chiêu đãi vì mới bán được căn nhà lời vài chục cây vàng(?) – Họ vẫn biết người mua là vợ chồng làm nông nơi tỉnh lẻ, vì ước nguyện của con cái nên mới phải dời bỏ thôn quê để nương nhờ nơi thành thị. Vẫn biết số vàng mà bạn của bút giả xơi được là thành quả lao động, là mồ hôi công sức, là nỗi nhọc nhằn mà cả gia đình người nông phu từ con đến cháu, từ già đến trẻ phải quần quật suốt bao năm trời, phải đánh vật với mấy mẫu Cafe; "Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cùng với vài công đất trồng tiêu và điều (quả là tiêu điều). Bạn của bút giả giải thích, vẫn biết như thế là không tốt, là trái với đạo lý, cũng hổ thẹn với lương tâm đấy (!?), nhưng xã hội ai cũng thế, ai gặp họ cũng xơi như vậy? Chao ôi! hễ ăn được là người ta ăn không thương tiếc, không sợ tắc cổ và họ vẫn mong có được nhiều phi vụ làm ăn như thế, cũng cốt chỉ để… được ăn(!?).


    Chuyện đời quả là nhiêu khê, lớn hiếp bé, thằng khôn hiếp đáp thằng đần, “Cá ăn kiến, kiến ăn cá” phải chăng là qui luật? Phải chăng chuyện Thanh tâm quả dục, chuyện Tu tâm tích đức chỉ là chuyện của người xưa! Phải chăng...?

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
    韶家武派气功的教程

    TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
    气功自练不求师

    Tiếp theo trang trước

    2. Thế nào là tam bảo Tinh – Khí – Thần?


    Người xưa cho rằng, trong vũ trụ có Tam tài (Thiên – Địa – Nhân) và Tam quang là (Nhật – Nguyệt – Tinh); người có Tam bảo tức là Tinh – Khí – Thần. Trời đất phân chia ra ngày đêm để dung dưỡng muôn vật và vạn vật có phát triển là nhờ vào cái đức của “Tam quang” thay nhau soi sáng vũ trụ vậy. Các nhà Dưỡng sinh xưa nay, đặc biệt là các môn đồ thuộc phái Đạo gia rất coi trọng ba đại dược Tinh – Khí – Thần và coi đó là sự tồn vong của sinh mệnh. Họ cho rằng nếu Tinh hao, Khí tổn, Thần bị thương thì không thọ. Muốn thọ, con người phải dồi dào về tinh lực, xung mãn về khí huyết, thần thái phải tiêu dao “Khí túc bất tư phạn, Thần túc bất tư miên, Tinh túc bất úy hàn” (Khí tràn đầy tất không thấy đói, Thần đầy đủ đến ngủ cũng chẳng cần, Tinh sung túc sợ chi băng giá), xem như thế thấy Tinh – Khí – Thần quả là quan trọng. Chính vì lẽ đó, phái Đạo gia luôn tìm mọi cách để “bế Tinh, dưỡng Khí và tồn Thần” (ngay trong chuyện phòng the họ cũng tìm cách không cho xuất tinh ra ngoài). Vậy ba đại dược đó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với con người mà được cổ nhân xưa coi trọng như thế?


    a. Tinh:

    Tinh, gồm có Tinh Tiên thiên và Tinh Hậu thiên. Tinh Tiên thiên tức là tinh khí của cha và huyết khí của mẹ di truyền cho thai nhi; Tinh Hậu thiên chính là chất dinh dưỡng, là tinh hoa của trời đất được con người hấp thụ thông qua ẩm thực mà thành. Cũng như Khí, Tinh Tiên thiên nếu thiếu hụt cũng sẽ được cơ thể bổ xung bởi tinh Hậu thiên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của mỗi cá nhân. Tinh Hậu thiên sau khi được hấp thụ vào cơ thể, thông qua quá trình chuyển hóa lập tức nó biến thành năng lượng và tồn tại dưới nhiều hình thức nó tỏa ra khắp hang cùng ngõ hẻm trong cơ thể, sẵn sàng nhận và hoàn thành một cách xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao (xem hình minh họa phía dưới). Tinh còn có chức năng sản xuất ra tinh trùng hay noãn sào nhằm duy trì nòi giống và mang tính di truyền (gene ADN). Dâm dục quá độ cũng làm hao mòn tinh khí dẫn đến suy nhược cơ thể, chóng già.


    Còn nữa...

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  8. The Following User Says Thank You to Shaolaojia For This Useful Post:

    trai_xu_doai (30-07-2015)

  9. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Một số hình ảnh ghi lại quá trình biên soạn tài liệu Giáo trình Khí công, Trường thọ công, khí côn trân châu vũ do võ sư Thiều Ngọc Sơn trực tiếp biên soạn.















    Võ sư Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    trai_xu_doai (30-07-2015)

  11. #19
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Sai lỗi chính tả thầy ơi !

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •