Hiện kết quả từ 1 tới 4 của 4

Chủ đề: Trung Quốc: người “láng giềng” nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài.

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Arrow Trung Quốc: người “láng giềng” nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài.

    Từ câu chuyện của người cựu binh già.

    Tiết Lập Hạ oi nồng trong không gian nóng hầm hập đang hiện diện trên dải đất hình chữ S thân yêu. Ngoài kia, mầu đỏ rực cháy của những cánh Phượng hòa với mầu Cờ Tổ Quốc, mầu áo in hình Quốc Kỳ … tràn ngập khắp nơi khắp chốn trên toàn cõi Việt Nam.

    Hàng triệu, hàng triệu trái tim nóng hổi tràn đầy nhiệt huyết cùng chung nhịp đập hướng về Biển Đông, nơi người bạn “láng giềng” Trung Quốc đang hống hách ngang ngược thách thức niềm tự hào dân tộc của người Việt thông qua hoạt động xâm phạm chủ quyền bằng công cụ HD981.

    Trong không khí nóng bỏng đó, Ngọc Hải tới thăm nhà Thiều Lão Gia, mang theo một câu hỏi lớn: Dân ta quyết tâm chống Tầu tới mức độ nào? Chúng ta chống Tầu ra sao?

    Vừa mới tới cổng nhà đã nghe loáng thoáng tiếng nói đầy quả quyết từ trong nhà vọng ra:

    -Đánh, nhất quyết đánh, không thể nhân nhượng mãi với Trung Quốc được. Thà hy sinh, chứ chúng ta không thể để chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc bị Trung Quốc xâm chiếm!

    Ồ, thì ra đó là bác Tập – người bạn, người hàng xóm thân thiết của Thiều Lão Gia. Bác Tập chính là nhân vật trong bài viết “Một thằng ‘Tầu’ chứ 15 thằng Trung Quốc cũng đéo làm gì được Việt Nam” đã được Thiều Gia đăng tải trước đây. Bác Tập và Thiều Lão Gia đang cùng nhau uống trà và bàn chuyện Biển Đông.



    Bác tập trong một lần sang nhà Shaolaojia

    Người viết biết bác Tập đã lâu, khi qua thăm nhà Thiều Lão Gia cũng thường xuyên gặp và trò chuyện cùng bác. Trong các câu chuyện “trà dư tửu hậu” đó, bác Tập thường kể lại chuyện thời còn trong Quân Ngũ – bác vốn là một cựu binh, người chiến sỹ đã từng tham gia Cuộc chiến Biên giới với Trung Quốc vào những năm 80 của thế kỷ trước. Là người đã từng trải qua cuộc chiến “bảo vệ biên giới, chủ quyền thiêng liêng” của Tổ Quốc trước sự bạo tàn của quân xâm lược Trung Quốc những năm tháng đó, bác quả quyết: Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài của dân tộc Việt Nam. Trung Quốc là một nước lớn, lại có vị trí địa lý “núi liền núi, sông liền sông” với nước ta, do vậy khi đấu tranh với Trung Quốc chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác; cần mềm dẻo, khôn khéo trong các đối sách với người “láng giềng thân thiện” này – khi cần thiết, chúng ta cũng sẽ quyết liệt và cứng rắn đáp trả.

    Trong những ngày nóng bỏng với sự kiện HD981 của quân Trung Quốc hống hách ngang ngược, bác Tập cho biết đã nhiều đêm không ngủ được – dường như tinh thần bất khuất của Anh Bộ Đội Cụ Hồ năm xưa vẫn hừng hực khí thế trong tâm khảm của người cựu binh già – thà hy sinh chứ không để một tấc đất rơi vào tay quân xâm lược phương Bắc. Bác Tập tâm sự: xây dựng “hàng rào biên giới” vững chắc là phương châm chiến lược quan trọng và tiên quyết để chống lại sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc.

    Đang trò chuyện, có tiếng ai đó từ ngoài cổng vọng vào:

    -Các bác đang nói chuyện mấy thằng Tầu Khựa đang quấy phá mình ở ngoài Biển Đông ạ?

    Thì ra là một thanh niên trẻ, tuổi khoảng 18- người đang làm dịch vụ Vệ sinh Môi trường của khu phố này. Lúc này, Thiều Lão Gia tủm tỉm cười và hỏi vui:

    -Đúng rồi đấy, các bác đang nói chuyện về thằng Tầu Khựa đấy. Thế cháu có sẵn sàng xung phong ra Biển Đông đánh giặc Tầu không?

    Ngay lập tức, rất dõng dạc và rành mạch:

    -“Có chứ ạ, cháu sẵn sàng xung phong ra Biển Đông đánh thằng Tầu Khựa. Tức tụi Tầu lắm rồi các bác ạ.” Anh thanh niên trả lời.

    Thiều Lão Gia vỗ đùi đánh “đét” một cái rồi khen:

    -Hay, có chí khí, tuổi trẻ phải thế mới đúng chứ!

    Anh thanh niên – đôi mắt rực sáng, hào sảng nói:

    -Cháu tức thằng Tầu Khựa lắm, muốn ra Biển Đông sống mái một trận với chúng nó cho thỏa lòng. Các bạn cùng trang lứa với cháu, ai cũng căm tức và hừng hực khí thế muốn đi đánh giặc Tầu lắm rồi.

    Thiều Lão Gia liền nói:

    -Tuyệt, bác cháu mình cùng uống cạn ly trà - cùng thể hiện quyết tâm đánh giặc Tầu nào !!!

    Cạn ly, anh thanh niên xin phép các bác và lên đường để tiếp tục công việc của mình. Cái dáng vẻ ngang tàng, đôi mắt rực lửa hừng hực khí thế quyết tâm đánh giặc Tầu của anh vẫn còn đọng lại trong tâm trí của mỗi người.

    Lúc này, Thiều Lão Gia quay sang nói với người viết:

    “Ngọc Hải thấy đấy, người dân Việt chúng ta bình dị nhưng cũng hào hùng bất khuất biết chừng nào. Nước Việt Nam ta luôn có hàng triệu hàng triệu những người như bác Tập, như anh thanh niên này, như Bà Cố Ba kia (1) … với hào khí như vậy, chí khí như thế thì thằng Tầu chỉ có nước mang nhục mà cuốn xéo khỏi lãnh thổ Việt Nam.”

    ---------------------

    (1) – xem Bà Cố Ba trong câu truyện “Một thằng ‘Tầu’ chứ 15 thằng Trung Quốc cũng đéo làm gì được Việt Nam”của Thiều Gia.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 24-05-2014 lúc 03:41 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Arrow Trung Quốc: người “láng giềng” nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài.

    Trung Quốc là “người láng giềng” nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài

    Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Dân Tộc, qua các đời Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn của Việt Nam, song song với các đời Hán Đường Tống Nguyên Minh Thanh của Trung Quốc, chúng ta luôn luôn có những bài học lịch sử vể “người bạn láng giềng” Nguy hiểm Trực tiếp Lâu dài – mang tên Tầu Khựa.

    Từ điển Tiếng Việt nêu rõ:

    Nguy hiểm được định nghĩa: có thể gây hại lớn cho con người.

    Trực tiếp được định nghĩa: tiếp xúc thẳng, không cần người hay vật trung gian.

    Lâu dài được định nghĩa: trong một thời gian dài.

    Trải dài trong lịch sử, Trung Quốc phương bắc luôn lăm le xâm phạm bờ cõi nước Việt Nam, luôn luôn muốn thôn tính nước ta với tư tưởng bá quyền – cá lớn nuốt cá bé. Với đặc thù vị trí địa lý “núi liền núi, sông liền sông”, Trung Quốc có thể trực tiếp xua quân qua biên giới xâm lược Việt Nam – dù bằng đường bộ, đường sông hay đường biển. Mỗi lần chúng xua quân qua xâm lược nước Việt, chúng đều giết, cướp, tàn phá dã man và gây nên sức hủy diệt lớn về nhân mạng, kinh tế, phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội của Việt Nam. Tất cả những mưu đồ đó, tất cả hành động xâm lược đó đã diễn ra hàng ngàn năm. Có một thực tế rằng, lịch sử của dân tộc ra gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước – lịch sử giữ nước đó cơ bản và chủ yếu là lịch sử chống giặc ngoại xâm phương bắc, Trung Quốc.



    Non sông ngàn dặm...
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 24-05-2014 lúc 03:37 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Arrow Trung Quốc: người “láng giềng” nguy hiểm, trực tiếp và lâu dài.

    Lược sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc của Việt Nam qua các thời kỳ

    Ân-Văn Lang

    Cuộc chiến tranh được xem là đầu tiên giữa hai nước diễn ra là vào thời nhà Ân của Trung Quốc và thời Hùng Vương thứ 6 ở Việt Nam. Cuộc chiến này gắn liền vời truyền thuyết Thánh Gióng. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại của quân đội nhà Ân.

    Tần-Âu Lạc

    Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía nam, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam. Cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và “kéo dài 10 năm”, xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN.


    Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư. Theo các sử gia Việt Nam hiện đại, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương của nước Văn Lang, thống nhất Âu Việt và Lạc Việt, thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.

    Hán-Lĩnh Nam

    Năm 40 công nguyên, sau cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng là người Việt nổi dậy, phần đất thuộc bộ Giao Chỉ (gồm 4 quận Hợp Phố tức Quảng Đông, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) tách ra khỏi lãnh thổ nhà Đông Hán, trở thành một vùng đất độc lập. Trưng Trắc và Trưng Nhị lấy đất Mê Linh làm kinh đô, phong chức tước cho những người cùng tham gia khởi nghĩa. Chính quyền của 2 bà tuy còn sơ khai nhưng cũng đã là một nhà nước độc lập, tự chủ.

    Tới năm 42 công nguyên, nhà Hán - Trung Quốc do Mã Viện cầm đầu đã đưa quân sang đánh, chính quyền của Hai Bà Trưng bị thất bại, người Việt lại bị Trung Quốc đô hộ.

    Đông Ngô-Việt


    Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại.

    Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

    Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

    Bà Triệu chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng. Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ.

    Lương-Vạn Xuân

    Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.

    Đường-Việt


    Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722).

    Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.

    Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.

    Nam Hán-Việt

    Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.



    Tống-Đại Cồ Việt, 981

    Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.

    Tống-Đại Việt, 1075-1077

    Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.

    Nguyên Mông-Đại Việt


    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.

    Minh-Đại Ngu

    Chiến tranh Minh - Đại Ngu, hay thường được giới sử học Việt Nam gọi là chiến tranh xâm lược của nhà Minh 1406-1407, là cuộc chiến của nhà Hồ nước Đại Ngu chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ nhưng bị thất bại, Việt Nam một lần nữa rơi vào sự cai trị của Trung Quốc.

    Minh-Đại Việt

    Sau thất bại của người Việt trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ, Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Trung Quốc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong...
    Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

    Thanh-Đại Việt

    Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.

    Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 24-05-2014 lúc 03:38 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Việt Nam đang xác minh việc Trung Quốc xây 5 hải đăng ở Hoàng Sa

    thứ 5, 07/08/2014 20:11:28-

    Chiều 7/8, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trước câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khảo sát, đo đạc để xây ngọn hải đăng ở Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ông Lê Hải Bình đã khẳng định, mọi hoạt động của các bên đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia ven biển.


    “Về thông tin Trung Quốc khảo sát, đo đạc ở quần đảo Trường Sa nhằm xây dựng ngọn hải đăng, chúng tôi đang tích cực xác minh”, ông Lê Hải Bình nói.
    Hình ảnh Việt Nam đang xác minh việc Trung Quốc xây 5 hải đăng ở Hoàng Sa số 1Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tái khẳng định, Việt Nam có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy, mọi hoạt động của Trung Quốc ở 2 quần đảo này đều vô giá trị.

    Theo tin tức trước đó, Tân Hoa Xã cho hay, Trung tâm Đảm bảo an toàn hàng hải Nam Hải của Trung Quốc vừa hoàn thành việc khảo sát thực địa và chọn địa điểm xây hải đăng tại 5 hòn đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, đảo Duy Mộng, Cồn Cát Nam, Hòn Tháp thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
    Theo đó, từ ngày 27/7-4/8 phía Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương tiện hiện đại như hệ thống định vị hải đồ Bắc Đẩu và hệ thống dẫn đường cho tàu cá, tiến hành khảo sát và đo đạc trên 5 đảo trên, tiến hành thử nghiệm tín hiệu thông tin, thu thập dữ liệu chi tiết ở các đảo.

    H.Nguyen
    Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •