Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 16

Chủ đề: ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    Lời Bạt

    Đại học (大學) vốn là một thiên trong sách Lễ kí (là thiên thứ 42 trong 49 thiên của sách này). Là một trong các tác phẩm của Nho gia, tương truyền là do Tăng Tử làm ra. Trịnh Huyền thời Đông Hán nói rằng: “Danh viết Đại học giả, dĩ kì kí bác học, khả dĩ vi chính dã” (Gọi là Đại học, vì nó ghi chép việc học rộng lớn có thể làm được chính sự Lễ kí chú); Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói: “Thử Đại học chi thiên, luận học thành chi sự, năng trị kỳ quốc, chương minh kì đức ư thiên hạ” (Thiên Đại học này bàn về việc học hành, có thể trị được nước, làm sáng cái đức minh ở trong thiên hạ).

    Xét về nội dung thì nó hòa trộn luân lí, triết học và chính trị trong một thể thống nhất. Sách này nêu ra ba cương lĩnh lớn là “minh minh đức”, “tân dân” và “chỉ ư chí thiện” cùng với tám điều mục là “cách vật”, “trí tri”, “thành ý”, “chính tâm”, “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ” là những cương lĩnh cơ bản và nguyên tắc chủ yếu của cái học “nội thánh ngoại vương” của Nho gia.

    Xuất phát từ quan điểm chính trị và đạo đức của Nho gia, Đại học đã nhấn mạnh vào tính thống nhất không thể chia cắt giữa việc tu dưỡng đạo đức cá nhân với việc trị quốc, bình thiên hạ.

    Nhận thấy nội dung và giá trị của Đại Học, ngochai sưu tầm và chia sẻ trên diễn đàn ngõ hầu mang đến cho bạn đọc một cuốn sách đầy ý nghĩa của các bậc Tiên Hiền. Bản Đại Học được giới thiệu này lấy từ nguồn của học giả Phan Văn Các, bản dịch này tuy chưa được như ý của của người sưu tầm nhưng cũng mang đến những giá trị nhất định đối với bạn đọc. Theo nhận định của cá nhân, cuốn Đại Học của học giả Đoàn Trung Còn có nhiều ưu điểm và nếu có điều kiện bạn đọc nên sưu tầm cuốn sách này để “gối đầu”.

    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 09-06-2012 lúc 01:47 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG I

    Tiết thứ nhất

    Đại học chi đạo: tại minh minh-đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Tri chỉ nhi hữu hậu định; định nhi hậu năng tĩnh; tĩnh nhi hâu năng yên; yên như hậu năng lự; lự nhi hậu năng đắc. Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy; tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỷ.

    Dịch nghĩa

    Đạo đại học là ở chỗ làm sáng tỏ đức sáng, là ở chỗ khiến đời sống dân chúng không ngừng đổi mới, là ở chỗ khiến cho người ta ở vào cõi chí thiện. Biết rằng phải đạt tới cõi chí thiện, thì đã có được phương hướng kiên định; đã có được phương hướng kiên định, thì có thể tĩnh, đã có thể yên tĩnh thì có thể an tâm; đã có thể an tâm thì có thể suy nghĩ, đã suy nghĩ rồi thì có thể thu hoạch. Muôn vật đều có gốc ngọn nặng nhẹ, muôn vật đều có đầu cuối trước sau. Biết sắp xếp đúng thứ tự trước sau của sự vật, thì đã gần với Đạo vậy.

    Chú giải

    1. Thân dân. Tư tưởng luân lí của Nho gia. Gần gũi dân chúng để giáo dưỡng họ. Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói trong Lễ kí chính nghĩa, “Thân dân giả, ngôn đại học chi đạo tại thân ái vu dân” (Thân dân, nói đạo đại học là ở chỗ yên dân). Chu Hi thời Nam Tống nói trong Tứ thư tập chú; “Trình Tử nói rằng, thân nên là tân. Tân tức là bỏ cái cũ, ý nói đã tự mình làm sáng tỏ cái đức sáng của mình, lại phải nên suy ra đến người khác khiến họ cũng có thể bỏ được vết nhơ nhiễm phải từ trước. Chủ trương cảm hóa người khác bằng thực tiễn đạo đức của mình. Vương Thủ Nhân thời Minh nói: “An bách tính, tức là thân dân. Nói thân dân là kiêm cả ý giáo dưỡng. Nói tân dân thì hơi thiên lệch”. “Yêu cái mà dân yêu, ghét cái mà dân ghét, đó gọi là cha mẹ dân, đó đều là ý nghĩa của chữ “thân”. “Thân dân” thì cũng giống như Mạnh Tử nói “thân thân nhân dân (Truyền tập lục). Lại nói: “Nói minh minh đức, là lập cái thể của thiên địa vạn vật nhất thể (Đại học vấn) là dùng tâm học để giải thích “thân dân”.

    2. Chí thiện. Đạo đức hoàn mỹ. Một trong ba cương lĩnh “đại học” của Nho gia. Khổng Dĩnh Đạt đời Đường sớ: “chí thiện giả, ngôn đại học chi đạo, tại chỉ xử ư chí thiện chi hành (Chí thiện là nói dừng ở nơi chí thiện – Lễ kí chính nghĩa). Chu Hi thời Nam Tống lấy “lí” để thích nghĩa chí thiện: “chí thiện, tắc sự lí đương nhiên chi cực dã” (Chí thiện là tột đỉnh của sự lý đương nhiên, cái lẽ việc phải như vậy – Tứ thư tập chú). Vương Thủ Nhân đời Minh: “Chí thiện chỉ là cái tâm này thuần với cực điểm của lẽ trời” (Truyền tập lục, nhất) “chí thiện ở tại tâm ta, chứ không phải nhờ cầu ở bên ngoài” (Đại học vấn). Đó là lấy “tâm tức lí” để thích nghĩa “chí thiện”. Trần Xác ở buổi giao thời Minh Thanh thì cho rằng: “Thiên hạ chí lí vô cùng, nhất nhân chi tâm hữu hạn” (Cái lí của thiên hạ thì vô cùng, cái tâm của một người thì hữu hạn). “Đạo vô tân, tri diệc vô tận” (Đạo là vô tân, biết cũng là vô tận), “Phù học, hà tận chi hữu! Thiện chí trung hựu hữu thiện yên, chí thiện chi trung hựu hữu chí thiện yên” (Học làm gì có chỗ cùng tận. Trong cái thiện lại có cái thiện trong đó, trong cái chí thiện lại có cái chí thiện trong đó). “Kim nhật hữu kim nhật chí thiện, minh nhật hữu minh nhật chí thiện” “phi ngô chi thông minh khả dĩ ức nhi tận chi dã” (Hôm nay có cái chí thiện hôm nay, ngày mai có cái chí thiên ngày mai. Không phải sự thông minh của ta có thể ức đoán hết được – Đại học biện).


    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 09-06-2012 lúc 01:53 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG I

    Tiết thứ 2

    Cổ chi dục minh minh-đức ư thiên hạ giả; tiên tri kỳ quốc; dục tri kỳ quốc giả; tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia giả; tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân giả; tiên chính kỳ tâm; dục chính kỳ tâm giả; tiên thành kỳ ý; dục thành kỳ ý giả; tiên trí kỳ tri; trí tri; tại cách vật.

    Dịch nghĩa

    Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ, trước hết phải bình trị được nước mình; muốn bình trị được nước mình, trước hết phải sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp; muốn sửa sang nhà mình cho chỉnh tề tốt đẹp; trước hết phải tu chỉnh bản thân mình; muốn tu chỉnh bản thân mình; trước hết phải lo giữ cho cái tâm mình ngay ngắn, muốn giữ cho ngay ngắn cái tâm mình, trước hết phải làm cho ý niệm mình được chân thành; muốn làm cho ý niệm mình được chân thành thì trước hết, phải có sự hiểu biết; mà con đường để có được sự hiểu biết chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn cái nguyên lí của sự vật.

    Chú giải

    1. Cách vật trí tri. Nói tắt là “cách tri”. Mệnh đề nhận thức luận của Nho giáo. Xuất hiện sớm nhất ở Lễ kí, Đại học. “Trí tri tại cách vật”, “cách vật nhi hậu tri chí”. Trong lời truyện không có giải thích. Chu Hi thời Nam Tống dựa theo ý mình mà giải thích, gọi là “bổ Đại học cách vật trí tri truyện” (Bổ sung lời truyện về cách vạt trí tri trong sách Đại học), cho rằng “Trí tri tại cách vật” tức là: “Ngôn dục trí ngô chi tri, tại tức vật nhi cùng kì lí” (Nói năng muốn dẫn đến sự hiểu biết của ta, thì phải tiếp xúc với vật mà tìm cho hết cái lí của nó - Tứ thư tập chú). Ý nói người ta chỉ có thể bằng cách nhận thức sự vật ngoại giới thì mới có thể không ngừng tăng thêm hiểu biết của mình. Vương Thủ Nhân thời Minh giải thích cách là chính, coi “cách vật” là “chính tâm”. Đều không phải là bản ý của Đại học. Khổng Tử tuy không nói rõ “cách vật trí tri”, song tư tưởng “cách trí” của Nho gia cũng bắt nguồn từ nhận thức luận của Khổng Tử. Trong vấn đề “cầu tri” (tìm kiếm tri thức), Khổng Tử chủ trương “đa văn trạch kì thiện nhi tòng chi, đa kiến nhi chí chi” (Luận ngữ, Thuật nhi) và nói :”Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã (Luận ngữ, Thuật nhi). Về sau học phái Tuân Tử lại đề ra “bất văn tức vật thiểu chí”, “kiến vật nhiên hậu tri thị phi sở tại” (Không hỏi thì việc hiểu biết sẽ ít; nhìn thấy sự vật rồi mới biết sự phải trái ở đâu - Tuân Tử, Nghiêu vấn), có lẽ là chỗ dựa cho “cách vật trí tri” của Đại học. Đến giao thời Minh Thanh, Vương Phu Chi lí giải “cách vật” và “trí tri” là quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, chỉ ra rằng hai mặt “trí tri” và “cách vật” giúp đỡ lẫn nhau (Thượng thư dẫn nghĩa, Thuyết mệnh trung nhị). Nhan Nguyên, đời Thanh giải thích “cách vật” là “phạm thủ thực tố kì sự” (bắt tay vào thật làm việc ấy) và nói “thủ cách kì vật nhi hậu tri chí” (mó tay vào vật rồi sau đó mới hiểu biết - Tứ thư chính ngộ, Đại học). Sự giải thích khác nhau của các thời Tống, Minh, Thanh đối với mệnh đề “cách vật trí tri” cũng đã phản ánh sự đối lập của hai loại nhận thức luận cổ đại của Trung Quốc.

    2. Thành ý chính tâm. Tư tưởng luân lí và phương pháp tu dưỡng đạo đức của Nho gia. Thành ý là không được dối mình. Chính tâm là lòng phải ngay thẳng. Khổng Tử tuy chưa nói rõ “Thành ý chính tâm” song đã có tư tưởng ấy. Luận ngữ Tử hãn nói: “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã”, “vô ý” chính là yêu cầu “thành ý”. Chu Hi chú: “Ý, tư ý dã” (ý là ý riêng mình) - Luận ngữ chương cú tập chú). Ông còn nói với các đệ tử “Ngô vô ẩn hỗ nhĩ. Ngô vô hành nhi bất dữ nhị tam tử dã, thị Khâu dã - Luận ngữ. Thuật nhi) về mệnh đề này của Đại học, Khổng Dĩnh Đạt sớ: “Năng thành thực kì ý, tắc tâm bất khuynh tà dã… Ý năng tinh thành, cố năng tâm chính dã. (Có thể làm cho ý mình thành thực, thì lòng không thiên lệch… Ý tinh thành được cho nên lòng ngay thẳng vậy). Chu Hi thời Nam Tống chú: “Tâm giả, thân chỉ sở chủ dã. Thành; thực dã. Ý giả, tâm chi sở phát dã. Thực kỳ tâm chi sở phát, dục kì nhất ư thiện nhi vô tự khí dã” (Tâm là cái làm chủ mình. Thành là thật. Ý là cái do tâm phát ra. Làm cho cái tâm phát ra được thật, muốn nó đều tốt mà không tự dối mình vậy). “Ý kí thực, tắc tâm khả đắc nhi chính dã” (Ý đã thật, thì lòng có thể được ngay thẳng vậy - Tứ thư tập chú).



    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 09-06-2012 lúc 02:00 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #4
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG II


    Vật cách nhi hậu tri chí; trí chí nhi hậu ý thành; ý thành nhi hậu tâm chính; tâm chính nhi hậu thân tu; thân tu nhi hậu gia tề; gia tề nhi hậu quốc trị; quốc trị nhi hậu thiên hạ bình.

    Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản.

    Dịch nghĩa

    Nghiên cứu đến tận cùng nguyên lí của sự vật, thì mới có thể có được sự hiểu biết; Có được sự hiểu biết thì ý niệm mới chân thành; ý niệm chân thành thì cái tâm mới ngay ngắn. Cái tâm ngay ngắn thì mới tu chỉnh được bản thân mình. Tu chỉnh được bản thân mình rồi mới sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp; sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp mới bình trị được nước mình; bình trị được nước mình thì mới làm thiên hạ được thái bình.

    Từ thiên tử cho đến kẻ thứ nhân, tất cả đều lấy việc sửa mình làm gốc.

    Chú giải:

    1. Tu thân, tức là là "tu dưỡng thân tâm" Tư tưởng luân lí và phương pháp tu dưỡng đạo đức của Nho gia. Quẻ Phục trong Chu Dịch nói: "Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã" Khổng Dĩnh Đạt thời Đường sớ: “Sở dĩ không xa mà nhanh chóng trở lại, là để tu thân vậy, có sai thì sửa vậy". Cho rằng tu thân là ở chỗ có sai thì sửa. Khổng Tử nói "tu kỉ", cũng có nghĩa "tu thân", "tu kỉ dĩ kính.... tu kỉ dĩ an nhân... tu kỉ dĩ an bách tính" (Luận ngữ. Hiến vấn). Lưu Bảo Nam thời Thanh viết: "Tu kỉ giả, tu thân dã". Đại học coi “tu thân" là căn bản của tám điều mục thi giáo. Mạnh Tử. Tận tâm hạ: "Quân tử chi thủ, tu kì thân nhi thiên hạ bình" (Điều người quân tử giữ là sửa thân mình mà thiên hạ được bình trị). Mạnh Tử cũng coi tu thân là cơ sở của tu dưỡng đạo đức. Sau Cách mạng Tân Hợi, chính phủ Bắc dương đề xướng tôn Khổng độc kinh" từng nêu ra "Quốc dân giáo dục dĩ Khổng Tử chi đạo vi tu thân chi đại bản" (Nền giáo dục quốc dân lấy đạo của Khổng Tử làm gốc lớn để tu thân - Thiên đàn hiến pháp thảo án). Trước năm 1922, các trường trung tiểu học của Trung Quốc có đặt môn "tu thân”.

    2. Tu, tề, trị, bình. Nói tắt của tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tư tưởng luân lí - chính trị của Nho gia. Về các mặt giáo hoá con người, tu dưỡng đạo đức và thực tiễn chính trị, Nho gia đều chủ trương từ mình đến người, từ gần đến xa, cho nên lấy cách vật, trí tri thành ý, chính tâm làm cơ sở cho tu tề trị bình, đồng thời lấy "tu thân" làm cái căn bản để nối đến tám điều mục trước sau; dùng nó hình thành cả hệ thống triết học chính trị luân lí phong kiến. Lúc sinh tiền Khổng Tử chưa hề nói cụ thể "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" song tư tưởng tu tề trị bình của Nho gia thực đã bắt nguồn từ Khổng Tử. Khổng Tử chủ trương "khắc kỉ phục lễ" (Luận ngữ, Nhan Uyên, "hành kỉ hữu sỉ (Tử Lộ), “chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ" (Thuật nhi) thì đều yêu cầu người ta chú ý "tu thân". Lại nêu ra "nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, hiếu đễ kì vi nhân chi bản" (Học nhi) đều yêu cầu phải "tề gia". Lại nói: “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời" (Học nhi). Đó đều là nói về "trị quốc". Còn đề ra bác thi ư dân nhi năng tế chúng" (Ung dã), “tu kỉ dĩ an bách tính” (Hiến vấn). Đó chính là tư tưởng "bình thiên hạ.

    3. Thứ nhân. Từ gọi chung những người sản xuất nông nghiệp từ thời Tây Chu về sau. Có thuyết nói "thứ dân thời Tây Chu, bao gồm dân tự do lớp trên, nông nô lớp giữa và nô lệ lớp dưới" (Phạm Văn Lan Trung Quốc thông sử). Thứ nhân thời Xuân Thu được bàn luận việc nước, "Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị "(Luận ngữ. Quý thị). Địa vị của họ thấp hơn sĩ nhưng ở trên công thương tạo lệ. Từ Tần Hán về sau chỉ chung những người bình dân không có tước vị. Trong Luận ngữ nói đến "thứ nhân" thường dùng chữ "dân" xuất hiện 50 lần, như "Sử dân dĩ thời” (Học nhi), "Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ" (Vi chính). Còn trong Khổng Tử gia ngữ. Ngũ nghi giải, dẫn lời Khổng Tử ví mối quan hệ giữa vua với thứ nhân như thuyền với nước, e rằng là do người sau thêm vào.



    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 09-06-2012 lúc 02:03 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #5
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG III


    Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả, phủ hỹ; kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu giã.

    Cái gốc rối loạn mà cái ngọn được gọn gàng ngay ngắn, là điều không thể có được; Coi nhẹ cái căn bản đáng phải trọng thị và coi nặng cái chi tiết vốn là thứ yếu, (thánh nhân xưa) chưa từng có như vậy bao giờ.

    Khang cáo viết: khắc minh đức

    Thiên "Khang cáo" nói: "Có thể làm sáng tỏ đức" (Khang Cáo là một thiên trong Chu thư)

    Thái giáp viết: cô thị thiên chi minh mệnh.

    Thiên Thái Giáp “Suy nghĩ thẩm sát đức sáng mà trời đã phú cho”. (Thái giáp là một thiên trong Thượng thư).

    Đế-Điển viết: khắc minh tuấn đức.

    Thiên Nghiên điển (trong Ngu thư) nói: “Có thể làm sáng tỏ đạo đức cao thượng".

    Giai tự minh dã.

    Đó đều là nói rằng đạo đức phải sáng tỏ từ nơi bản thân mình.

    Thang chi bàn minh viết: Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.

    Lời Bàn minh của vua Thang nói rằng: Gột rửa cáu bẩn, trở thành con người mới, ngày ngày đổi mới, lại càng phải mới nữa.

    Khang cáo viết: tác tân dân.

    Thiên Khang cáo (Chu thư) nói: Phải cải tạo những di dân (của Ân Thương trở thành những người dân mới (của triều Chu).

    Thi viết: Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân.

    Kinh Thi nói rằng: “Chu tuy là nước cũ (từ triều Ân) nhưng đã chịu mệnh Trời, mệnh ấy là mới”. (Thi. Đại nhã. Văn Vương, chương I)

    Thị cố quân tử vô sở bất dụng kỳ cực.

    Bởi thế người quân tử (đối vôi mọi việc trên) chẳng có việc gì là không dụng tâm dụng lực đến triệt để (mọi việc đều mang hết sức lực của mình).

    Thi vân: bang kỳ thiên lý, duy dân sở chỉ.

    Kinh Thi nói rằng: "Kinh kì (nhà Thương) rộng ngàn dặm, là chỗ dân chúng ở". (Thi. Thương tụng. Huyền điểu, chương 1 câu 15-16).

    Thi vân: "miên man hoàng điểu, chỉ ư khưu ngu”. Tử viết: ư chỉ, tri kỳ sở chỉ, khả dĩ nhân nhi bất như điểu hồ;

    Kinh Thi nói rằng: "Chim hoàng li hót líu lo, đậu ở một góc gò". (Thi. Tiểu nhã. Miên man, chương 2, câu 1-2). Khổng Tử nói rằng: Con chim kia đậu, còn biết chọn chỗ mà đậu, há lẽ người ta lại không bằng con chim sao!

    Chú giải

    1. Khang cáo. Một thiên trong Thư Chu thư là bài văn của Chu Công khuyên răn Khang Thúc lúc phân phong cho ông. Khang Thúc là thuỷ tổ nước Vệ thời Chu, họ Cơ, tên là Phong là em trai Chu Võ Vương. Lần đầu phong ở đất Khang (Tây Bắc huyện Vũ, tỉnh Hà Nam ngày nay) nên gọi là Khang Thúc. Sau khi Chu Công dẹp yên được Vũ Canh và tam giám nổi loạn, bèn đem bảy tộc dân Ân và vùng xung quanh cố đô nhà Thương phong cho Khang Thúc, kiến đô ở Triều Ca (huyện Kì, tỉnh Hà Nam ngày nay) gọi là nước Vệ. Thành Vương còn lệnh cho ông làm Tư Khấu nhà Chu.

    2. Thái Giáp. Văn tự giáp cốt Ân Khư viết là . Vua nhà Thương, tên là Chí. Là cháu đích tôn của vua Thang, là con của Thái Đinh. Thái Giáp là miếu hiệu của ông. Sau khi nối ngôi Trọng Nhâm, vì không tuân theo phép của vua Thang, không lo quốc chính, bạo ngược với trăm họ, bị Y Doãn đày ra Đồng Cung (ở Yển Sư, Hà Nam ngày nay). Y Doãn nhiếp chính ba năm, Thái Giáp hối lỗi sửa chữa, lại được đón về phục vị. Có một thuyết nói rằng Y Doãn đày Thái Giáp, tự lập làm vương, bảy năm sau, Thái Giáp trốn ra được, giết được Y Doãn tự mình phục vị (Trúc thu kỉ niên cổ bản) Sau khi phục vị, nối nghiệp vua Thang, khiến "chư hầu quy Ân, bách tính dĩ ninh" (Chư hầu theo về nhà Ân, trăm họ được yên ổn) ở ngôi 12 năm. Sau khi chết được tôn làm Thái Tông. Sách Thuyết Uyển, thiên Kính thận chép Khổng Tử dẫn lời Thái Giáp "Thiên tái nghiệt do khả vi, tự tác nghiệt, bất khả hoạn" (Trời làm tai nghiệt, còn tránh được, tự mình gây tai nghiệt, thì không thể trốn được).

    3. Đế điển, tức Nghiêu điển, một thiên trong sách Thượng thư. Học giả cận đại cho rằng do sử quan đời Chu viết ra căn cứ vào truyền thuyết, sau đó lại được người thời Xuân Thu Chiến quốc thêm thắt tư tưởng Nho gia vào mà thành. Ghi chép sự tích Nghiêu Thuấn thiện nhượng, phản ánh một số tình hình lịch sử Trung Quốc thời kì cuối xã hội nguyên thuỷ. Ngụy Cổ văn Thượng Thư tách nửa sau của thiên này ra và thêm vào 28 chữ, để làm thành Thuấn điển.

    4. Bàn minh. Bàn là cái chậu tắm thời cổ. Trên chậu có khắc minh văn để khuyên răn. Về câu này trong thiên Lễ kí. Đại học, Trịnh Huyền chú: "Bàn minh, khắc giới vu bàn dã" (Bàn minh, là khắc lời răn ở chậu tắm).


    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  6. #6
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ IV


    Tiết thứ 1

    Thi vân: mục mục Văn-Vương, ô tập hy kính chỉ; vi nhân quân chỉ ư nhân; vi nhân thần chỉ ư kính; vi nhân tử chỉ ư hiếu; vi nhân phụ chỉ ư từ, dữ quốc nhân giao chỉ ư tín. Kinh

    Dịch nghĩa

    Thi nói: "Vua Văn Vương ân đức sâu xa, ôi Ngài cứ kính cẩn mãi không thôi”. Làm vua thì dừng ở đức nhân; làm bề tôi thì dừng ở đức kính, làm con thì dừng ở đức hiếu; làm cha thì dừng ở đức từ; giao thiệp với người trong nước thì dừng ở đức tín. (Thi. Đại nhã. Văn vương, chương 4, câu 1-2).

    Tiết thứ 2

    Thi vân: chiêm bỉ Kỳ úc, lục trúc y y, hữu phỉ quân tử, như thiết như tha, như trác như ma, sắt hề giản hề, hích hề, huyền hề, hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề, như thiết như tha giả, đạo học dã; như trác như ma giả, tự tu dã; sắt hề, giản hề giả, tuận lật dã; hích hề, huyến hề giả, uy nghi dã; hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề giả, đạo thịnh đức chí thiện; dân chi bất năng vong dã.

    Dịch nghĩa:

    Kinh Thi nói rằng: "Trông kìa trên khúc quanh của sông Kì, tre xanh tốt rườm rà, (Nước Vệ) có người quân tử thanh tao, như cắt như giũa thật chăm chỉ, như dùi như mài thật tinh tế. Trang trọng nghiêm túc, xiết bao uy nghi. Vinh diệu rạng rỡ thay! (Nước Vệ), có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên". Câu "như cắt như giũa” là nói việc học của người quân tử. Câu "như dùi như mài" là nói việc trau dồi phẩm chất. "Trang trọng nghiêm túc” là nói trong lòng người quân tử cung kính sợ sệt; "Vinh diệu rạng rỡ” là nói dáng vẻ người quân tử rất mực uy nghiêm, có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên" là nói thịnh đức chí thiện, thì dân chúng không bao giờ quên. (Thi. Vệ phong. Kì úc, chương 1, câu 1-9).

    Tiết thứ 3

    Thi vân, ô hô! tiền vương bất vương, quân tử hiền kỳ hiền, nhi thân kỳ thân; tiểu nhân lạc kỳ lạc, nhi lợi kỳ lợi, thử dĩ một thế bất vương dã.

    Dịch nghĩa:

    Kinh Thi nói: “Hỡi ô! Những bậc vua đời trước, người ta không quên". Người quân tử ca ngợi các thánh vương đời trước tôn trọng những người hiền, yêu mến người thân của mình; kẻ tiểu nhân (cũng nhờ công đức che thánh vương đời trước) mà được vui hưởng niềm vui, được thụ hưởng điều lợi, vì thế người ta đời đời không quên. (Thi. Chu tụng. Liệt Văn, câu 13).


    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 27-06-2012 lúc 09:22 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  7. #7
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ V


    Tử viết: thính tụng ngô do nhân dã, tất dã, sử vô tụng hồ, vô tình giả bất đắc tận kỳ từ, đại uý dân chí, thử vị tri bản, thử vị tri chi chí dã.

    Dịch nghĩa

    Khổng Tử nói: "Xử kiện thì ta cũng như người khác thôi. Nếu nhất định (phải nói có điều gì khác) thì đó là ta muốn làm sao cho không xảy ra kiện tụng nữa thì hơn". Khiến cho những kẻ muốn giấu giếm sự thật không được giở hết tài bẻm mép của họ, khiến cho dân chúng trong lòng cảm thấy kính sợ. Như vậy có thể nói là biết được cái gốc". Như vậy có thể nói là đã biết đến nơi đến chốn! (Lời Khổng Tử ghi trong Luận ngữ. Nhan Uyên).


    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 27-06-2012 lúc 09:21 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  8. #8
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ VI

    Thành Ý Chính Tâm


    Tiết thứ 1

    Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khi dã; như ố ác xú, như hiếu hảo sắc, thử chi vị tự khiểm; cố quân tử tất thận kỳ độc dã.

    Dịch nghĩa:

    Nói rằng làm cho ý niệm mình được chân thành có nghĩa là đừng tự dối mình: giống như ghét mùi thối, giống như ưa sắc đẹp hoàn toàn từ lòng chân thật mà ra; như vậy mới gọi được là thoả mãn tâm ý mình. Bởi thế người quân tử khi chỉ có một mình mình nhất thiết phải hết sức cẩn thận.

    Chú giải:

    1. Thận độc. Phương pháp tu dưỡng của Nho gia. Chỉ việc khi chỉ có một mình mình, không ai hay biết, vẫn thận trọng giữ cho hành vi của mình phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức. Khổng Tử tuy coi trọng việc tu dưỡng đạo đức cá nhân song chưa hề nêu ra khái niệm này. “Thận độc" xuất hiện sớm nhất ở Đại học, Trung dung. Ở Trung dung có câu: "Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi, cố quân tử thận kì độc dã” (không có gì hiện ra hơn khi ẩn, không có gì dễ thấy hơn cái giấu đi, cho nên quân tử rất thận trọng khi chỉ có một mình). Ở Tuân Tử. Bất cẩu có câu: “Quân tử chí đức, mặc yên nhi dụ, vị thi nhi thân, bất nộ nhi uy. Phù thử thuận mệnh, dĩ thận kì độc giả dã" (cái đức tột vời của người quân tử, mặc nhiên không nói ra người khác cũng biết, không cần phải ra ơn người khác cũng thấy gần gũi, không nổi giận người khác cũng thấy uy nghi; đó là vì biết thuận theo mệnh của Trời đất bốn mùa, mà lại hết sức thận trọng khi chỉ có riêng mình không ai biết).

    Nho gia nhấn mạnh trị quốc bình thiên hạ phải bắt đầu từ "tu thân" mà “thận độc” là một trong những phương pháp cơ bản để tu thân. Theo quan điểm Nho gia, người ta ở trong hoàn cảnh chỉ có một mình là dễ quên cho nên không thể "át nhân dục ư tương manh", "sử kì tư trưởng ư ẩn vi chi trung" (ngăn chặn lòng ham muốn ngay khi sắp nảy sinh, để cho nó cứ lớn dần lên trong nơi thầm kín - Chu Hi, Tứ thư chương cú tập chú) còn “tiểu nhân thì khi ở chỗ kín mỗi lời nói việc làm đều cho rằng không ai nhìn thấy, không ai nghe thấy nên tha hồ làm càn" (Lễ kí. Trịnh Huyền chú). Phương pháp "thận độc" khiến người ta cẩn thận giữ mình. Nó đòi hỏi "thành", đòi hỏi chân thực không giả dối, đòi hỏi ngôn hành nhất trí, trong ngoài như một. Nho gia cho rằng nếu ở trong hoàn cảnh người khác không biết, chỉ riêng mình biết mà vẫn giữ được chuẩn mực đạo đức, thì mục đích tu thân có thể thực hiện được thuận lợi.

    2. Tự khiểm. Khiểm nghĩa là đầy đủ, cũng nghĩa là chân thật. "Tự khiểm trái với "tự khi”. Mạnh Tử nói: "Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân” như thế có thể gọi là “tự khiểm” (không hổ thẹn với lương tâm mình).

    Tiết thứ 2

    Tiểu nhân nhàn cư vi bất thiện, vô sở bất chí, kiến quân tử nhi hậu yểm nhiên; yếm kỳ bất thiện nhi trứ kỳ thiện; nhân chi thị kỷ như kiến kỳ phế can nhiên, tắc hà ích hỹ. Thử vị thành ư trung, hình ư ngoại, cố quân tử tất thận kỳ độc dã.

    Dịch nghĩa

    Kẻ tiểu nhân ngồi rỗi làm điều xấu xa, không có điều xấu xa nào không làm, khi thấy người quân tử thì lấm lét lẩn tránh, cố che giấu điều xấu xa mà cố trưng bày điều tốt. Nhưng người ta đã như thấy rõ tận gan phổi nó rồi, thì [che đậy như vậy] phỏng có ích gì? Đó gọi là sự thật ở bên trong tất thể hiện ra bên ngoài. Cho nên người quân tử khi chỉ có một mình mình nhất thiết phải hết sức cẩn thận.

    Tiết thứ 3

    Tăng-tử viết: thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ!

    Dịch nghĩa

    Tăng Tử nói: "Mười con mắt nhìn vào, mười ngón tay chỉ vào, thật nghiêm khắc biết bao!

    Tiết thứ 4

    Phú nhuận ốc; đức nhuận thân, tâm quảng, thể bàng. Cố quân tử tất thành kì ý.

    Dịch nghĩa:

    Của cải thì điểm tô nhà cửa, còn đạo đức thì điểm tô thân mình, lòng dạ rộng rãi, thân thể thảnh thơi thanh thản. Cho nên người quân tử nhất định phải làm cho ý niệm mình được chân thành.



    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  9. #9
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ VII


    Tiết thứ 1

    Sở vị tu thân tại chính kỳ tâm giả. Thân hữu sở phân trí tắc bất đắc kỳ chính; hữu sở khủng cụ tắc bất đắc kỳ chính; hữu sở hiếu nhạo tắc bất đắc kỳ chính; hữu sở tin hoạn tắc bất đắc kỳ chính.

    Dịch nghĩa:

    Nói rằng sửa mình (tu thân) trước hết chính là làm cho lòng mình ngay thẳng (chính kì tâm). Nếu như mình có điều giận dữ, thì lòng sẽ không ngay thẳng, nếu như có điều sợ hãi, thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu như có điều ham muốn thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu như có điều ưa thích, thì lòng sẽ không ngay thẳng; nếu như có điều lo lắng, thì lòng sẽ không ngay thẳng.

    Chú giải: Phân trí. Giận dữ

    Tiết thứ 2

    Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị; thử vị tu thân tại chính kỳ tâm.

    Dịch nghĩa:

    Nếu tâm trí không để vào đó, thì dẫu nhìn mà chẳng thấy, dẫu để tai mà chẳng nghe, dẫu ăn mà chẳng biết mùi vị. Như vậy nên gọi là sửa mình cốt ở chỗ làm cho lòng (cái tâm) mình ngay thẳng.



    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  10. #10
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ VIII

    Tu Thân Tề Gia

    Tiết thứ 1

    Sở vị tề kỳ gia, tại tu kỳ thân giả. Nhân chi kỳ sở thân ái, nhi tịch yên; chi kỳ sở tiện ố, nhi tịch yên; chi kỳ sở uý kính nhi tịch yên; chi kỳ sở ai căng nhi tịch yên; chỉ kỳ sở ngạo đọa nhi tịch yên; cố hiếu nhi từ kỳ ác; ố nhi tri kỳ mỹ giả, thiên hạ tiển hỹ.

    Dịch nghĩa:

    Nói rằng muốn sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp (tề gia) trước hết phải sửa mình (tu thân). Chính là vì con người ta đối với những người thân yêu của mình thường có sự thiên lệch, đối với những người mình kính sợ, thường có sự thiên lệch, đối với những người mình thương xót, thường có sự thiên lệch; đối với những người mình coi thường ngạo mạn, cũng thường có sự thiên lệch. Cho nên yêu thích ai mà thấy được chỗ xấu của người ấy, ghét bỏ ai mà thấy được chỗ tốt của người ấy, là điều hiếm có trong thiên hạ vậy.

    Chú giải: Ngạo đọa. Ngạo tức. Đọa tức “bất kính” ngạo đọa là khinh ngạo bất kính.

    Tiết thứ 2

    Cố ngạn hữu chi viết: nhân mạc tri kỳ tử chi ác, mạc tri kỳ miêu chi thạc. Thử vị thần bất tu, bất khả dĩ tề kỳ gia.

    Dịch nghĩa:

    Cho nên ngạn ngữ có câu rằng: "Người ta không ai biết được cái xấu của con mình, không ai biết được lúa má trong đám ruộng nhà mình là tốt tươi". Như vậy cho nên không sửa mình (tu thân) thì không thể làm cho nhà mình chỉnh tề tốt đẹp (tề gia).


    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •