Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Có đâu mà cũng cứ nhăm nhắm che !

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts

    Có đâu mà cũng cứ nhăm nhắm che !

    Có đâu mà cũng cứ nhăm nhắm che !

    Đối với một quốc gia, không gì quan trọng hơn ấy chính là Thủ đô. Thủ đô của một quốc gia thường là trung tâm chính trị, văn hóa kinh tế, nơi có vị trí chiến lược và tầm quan trọng to lớn đối với một đất nước. Việc phòng bị Thủ đô luôn là vấn đề tối quan trọng, được tất cả các nhà nước đặc biệt quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Mất Thủ đô có thể được coi như việc mất nước. Đây chính lầ nguyên do tại sao khi đánh nhau, thiên hạ cứ nhao nhao đòi đánh vào trung tâm đầu não của đối phương là như thế.
    Đối với con người, tuy rằng con người không có "Thủ đô" nhưng tự cổ chí nay ai cũng mặc nhiên coi cái đầu chính là "trung tâm hành chánh quốc gia", là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, nơi cơ quan quyền lực tối thượng đóng đô do vậy, việc bảo vệ đầu luôn luôn được con người đặc biệt chú trọng và quan tâm đúng mực. Đành rằng "đầu" của kẻ nào người ấy lo nhưng, đôi khi chúng ta vẫn thấy có nhiều người quan tâm đến cái "đầu" của chúng ta. Nhiều bạn bè sau khia chia tay vẫn nhắc nhở "Đi cẩn thận nhé, nhớ đội nón vào" hay "Nhớ đội mũ vào kẻo mưa ấm đầu đấy"... không những chỉ người quen, người thân mà ngay cái ông "nhà nước" lắm khi bị dân lên án là vô tình bạc nghĩa thế nhưng "ông" này đôi lúc cũng rất đặc biệt lo cho cái đầu của chúng ta. Ông không những ban hành các văn bản bắt người dân phải đội mũ bảo hiểm mà còn cắt cử hẳn một lực lượng chỉ ăn với đi rình người nào không đội mũ bảo hiểm và nếu phát hiện thì lôi cổ vào rồi cho xé biên bản .
    Nói dài dòng như thế để cho mọi người hiểu cái "đầu" của chúng ta quan trọng như thế nào (nghe rồi thì nhớ đi đường đội nón mũ cho cẩn thận". Quay lại chuyện "Thủ đô" của con người.
    Đối với người học võ, cái đầu cũng được coi là Thủ đô và nó có vị trí đặc biệt quan trọng. Đầu là trung tâm chỉ huy, là nơi truyền mệnh lệnh tấn công hay thoái thủ. Đầu là nơi Bộ tổng tham mưu vạch chiến lược chiến thuật, nơi điều binh khiển tướng, nơi có vị trí sống còn và quyết định đến chuyện thắng thua, được mất.... Bởi vậy, người dạy võ và luyện võ luôn chú trọng đến việc phòng thủ cái "Thủ đô" người này. Đây cũng chính là lý do vì sao người ta lại phải bắt buộc các võ sĩ mang cái nón "bảo hiểm" trên đầu mỗi khi thượng đài. Ngoài đầu còn một bộ phận nữa cũng không kém phần quan trọng, ấy là "hạ bộ". Nếu đem so sánh với quốc gia thì "hạ bộ" được nhiều người ví von như trung tâm cấp thoát nước (nước đối với một quốc gia rất quan trọng, đơn cử như vừa qua, ở HN bị bể đường ống nước ngay lập tức, tất cả các hoạt động ở Thủ đô đều bị ảnh hưởng, các bệnh viện nháo nhào cả lên. Nước quan trọng phết ). Xét như thế mới thấy "hạ bộ" rất quan trọng. Đối với người võ sĩ, khi hạ bộ bị đối phương tấn công thì ngay lập tức anh ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, nếu nặng có thể dẫn đến tình trạng không có khả năng duy trì giống nòi, thậm chí mất mạng như chơi. Bởi vậy, việc các trọng tài bắt các võ sĩ khi lên đài buộc phải đeo ky cũng là vì lý do ấy.




    Sáng ở lớp mình có con bé học Vovinam, mỗi khi đá nó cứ đưa tay che hạ bộ. Mình không cho nó làm thế nhưng nó ứ nghe. Bực quá mình quát :
    - Bỏ tay ra ! Tại sao mỗi lần đá lại cứ phải lấy tay che hạ bộ như thế ?
    Nó đáp:
    - Tại thầy con dạy mỗi khi đá tay phải hạ xuống để che hạ bộ.
    Mình bảo :
    - Thầy mày hâm vừa thế.
    Nó nói:
    - Sao thầy lại nói thầy con "hâm".
    Mình bảo:
    - Còn không đúng à ! Không những HÂM mà còn DỐT- lại tiếp - Đối với một con người, cái đầu so với hạ bộ cái nào quan trọng hơn ?
    Con bé nghe mình nói cứ trố mắt ra nhìn. Nghĩ nó không hiểu nên đành nói:
    - Thế thầy con dặn hễ đá là phải che hạ bộ à ?
    Con bé đáp:
    - Vâng, thầy dặn như thế.
    - Thế không có sự phân biệt gì à ?
    - Không ! Con bé khẳng định.
    Đến nước này thì không nhịn được nữa mình nói:
    - Bảo vệ hạ bộ thì cũng đúng nhưng là mấy đứa có hạ bộ kìa. Có thì mới phải bảo vệ chứ đám con gái có hạ bộ đâu mà tay cũng cứ nhăm nhắm che... hạ bộ - Con bé nghe nói chợt ngớ mặt ra. Mình tiếp: Đối với mấy đứa con trai, chúng sợ vô sinh đã đành chứ đám con gái chúng mày thì ai thèm đánh vào đấy. Đá vào đấy cho thối chân ra à !
    Cả lớp nghe nói thì cười ồ lên khiến con bé đỏ tía cả mặt.

    Theo facebook
    Ngocsonthieu

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bài viết này khi được đăng trên facebook cá nhân được nhiều bạn trẻ vào tranh luận khí thế. Đại đa số các bạn trẻ đều không biết vì sao có một số môn võ lại cứ khăng khăng khi đá lại lấy tay che hạ bộ đặc biệt là các bộ môn thuộc các hệ phái võ thuật cổ truyền VN. Trong khi đó, các bộ môn khác lại rất ít, thậm chí không quan tâm đến việc phòng thủ cơ quan trọng yếu này.


    Võ sư Thiều Ngọc Sơn

    Xin được giải thích thêm lý do ấy như sau:

    Ngày xưa quan niệm "Bất hiếu hữu tam- Vô hậu vi đại" có nghĩa là phàm là người có ba tội "bất hiếu" :

    1. Tội thứ nhất là tội thấy cha mẹ sai không ngăn cản lại còn hùa với cha mẹ khiến cha mẹ mang tiếng là bất nghĩa;

    2. Tội thứ 2 là tội cha mẹ khổ sở nuôi ăn học nhưng không làm quan hưởng lộc triều đình phụng dưỡng cha mẹ, xiển danh gia tộc;

    3. Và tội cuối cùng chính là tội không sinh con nối dõi.

    Tội cuối cùng được người xưa cho là nặng nhất bởi vậy, phàm đã là kẻ trượng phu, người quân tử không ai đẩy kẻ thù đến chỗ chết (Người sống mà không sinh sản thì coi như chết vì bị đối phương triệt hạ bộ phận sinh dục), kẻ sĩ giả, người quân tử không ai làm vậy.

    Đây chính là cái đạo lý hết sức nhân văn được đời xưa vô cùng coi trọng và cái lý đó được toàn bộ giới võ lâm hết sức đề cao, nó trở thành một tinh thần "thượng võ" là Fair play theo nghĩa hiện đại. Đấy, người luyện võ đấu võ học có thể chết và thà chết mà chết đẹp chứ nhất quyết không chơi hèn hạ, chơi xấu, chơi bẩn như thế cả.

    Lý do trong võ thuật không ai che hạ bộ cũng xuất phát từ "đạo lý" này. Còn chuyện Quyền cước vô tình, không may trúng phải lại là chuyện khác nhể


    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •