Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: Thế giới & Những bí ẩn không lời giải

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts

    Thế giới & Những bí ẩn không lời giải

    1. Kim Tự Tháp

    Phát hiện nguồn năng lượng lạ trong kim tự tháp khổng lồ ở Ai Cập


    Kim tự tháp không chỉ là công trình đồ sộ chưa được giải mã, nó còn ẩn chứa nguồn năng lượng bí ẩn, mang đến những điều kỳ diệu cho con người và sinh vật.

    Mục đích xây dựng kim tự tháp cũng là một chủ đề gây tranh cãi trong suốt thời gian dài. Kim tự tháp là những cấu trúc lớn ở giữa sa mạc ngày nay có phải chỉ là những ngôi mộ hoàng gia, hoặc chúng đã được sử dụng cho mục đích gì đó hoàn toàn khác?

    Tại sao qua thời gian dài chúng ta vẫn không thể biết được mục đích xây dựng kim tự tháp?

    Trong quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu phát hiện dấu hiệu ban đầu cho thấy cần phải ghi nhớ lại về nguồn gốc cổ xưa của chúng ta và mục đích xây dựng những công trình đồ sộ như kim tự tháp. Chúng ta bắt đầu tìm kiếm kim tự tháp trên các hành tinh khác. Chắc chắn là có kim tự tháp được xây dựng ở nơi khác Trái Đất, không chỉ vì tính thẩm mỹ đơn thuần. Nhiệm vụ tàu vũ trụ Dawn của NASA là tiến vào quỹ đạo hành tinh lùn Ceres đã phát hiện ra một kim tự tháp cao 4,8km trên bề mặt Ceres. NASA không giải thích vì sao trên đó có kim tự tháp.


    Hành tinh lùn Ceres, nơi được cho là có công trình kim tự tháp.

    Có nguồn tin cho rằng, NASA còn che giấu hình ảnh kim tự tháp trên Mặt Trăng. Không biết trong Hệ Mặt Trời có còn công trình xây dựng nào thẳng hàng với các kim tự tháp đó không? Ai xây dựng nên những kim tự tháp đó và họ ở đâu? Nhiều nhà vật lý, sử học Ai Cập và người săn tìm UFO đã nêu ra ý kiến tranh luận về sự kỳ lạ của các kim tự tháp. Họ sửng sốt vì nhiều điều khác, không chỉ về độ chính xác hình học, toán học và mối liên quan giữa kim tự tháp ở Giza với những nơi khác.

    Những điều kỳ diệu bí ẩn xung quanh kim tự tháp khổng lồ

    Các nhà khoa học Viện hàn lâm Nga đã thực hiện nhiều thí nghiệm để tìm ra sự thật tự nhiên của kim tự tháp. Và họ đã phát hiện ra những điều khó tin sau:

    - Hạt giống cây nông nghiệp được đặt trong trường năng lượng của kim tự tháp 3-5 ngày, sẽ tăng sản lượng 30-100%.
    - Động đất xảy ra ở nơi có kim tự tháp thì rung chấn sẽ bị chia nhỏ ra nên sức tàn phá giảm đi.
    - Dầu mỏ từ một khu vực miền nam nước Nga, gọi là Bashkiria, đã giảm đi 3% nhớt (nhẹ hơn), có nghĩa là có thể dễ dàng chiết xuất hơn và sản lượng giếng dầu tăng lên.
    - Vết thương của người mau lành hơn nhờ kim tự tháp.
    - Bạch cầu trong máu tăng lên đối với những người sống gần kim tự tháp.
    - Hệ thống miễn dịch trong nhiều cơ cấu sinh học được cải thiện rất nhiều.
    - Trẻ sơ sinh được thụ hưởng năng lượng từ kim tự tháp sẽ khỏe mạnh hơn.
    - Hơn 5000 tù nhân Nga trải qua một thí nghiệm đã ít hung hãn hơn, cai được rượu và ma túy sau hàng thập kỷ nghiện ngập, chỉ bằng cách cho muối và ớt có sẵn trong kim tự tháp vào thức ăn..
    - Kim tự tháp làm virus và vi khuẩn yếu đi.
    .- Nước bình thường không đóng băng ngay cả ở mức -40 độ và duy trì cấu trúc hoàn hảo trong nhiều năm.
    - Kim cương tổng hợp trở thành cứng và tinh khiết hơn.
    - Các kim tự tháp được xây càng cao thì những hiện tượng tích cực càng xảy ra nhiều hơn.


    Kim tự tháp Maya

    Các nghiên cứu còn cho thấy kim tự tháp chỉ đơn giản là vật dẫn năng lượng sống được cho là các khối cấu trúc sơ đẳng của tất cả mọi thứ trong vũ trụ.

    Kim tự tháp có thể làm sạch nước bị ô nhiễm, làm sạch chất chemtrail trong không khí và thậm chí có thể làm tuyệt chủng hoa và dương xỉ rồi làm chúng mọc trở lại trong khu vực trước đây chỉ có cỏ bao phủ.

    Những thiền sư từng sống trong kim tự tháp cho rằng kim tự tháp có tác động mạnh đến con mắt thứ 3 của con người.
    Hiện tượng này có vẻ xảy ra vì những tinh thể chứa ánh sáng tự trôi trong con mắt thứ 3 mà nó thường bị vôi hóa ở độ tuổi gần trưởng thành vì ăn kiêng và các chất độc khác. Đó là hiệu ứng áp điện đã được ghi chép thành tài liệu.

    Kim tự tháp được xây dựng đúng cách để có thể cung cấp năng lượng tự do, chữa lành một số bệnh, và sửa chữa thể trạng thinh không của nhiều người trên hành tinh này đã bị thế lực bóng tối tấn công.

    Nếu bạn vẫn tin rằng công nghệ tiên tiến này được người Ai Cập cổ đại giới thiệu đến hành tinh này thay cho một chủng tộc người ngoài hành tinh tiên tiến, thì có nghĩa là nhân loại không lẻ loi một mình.

    Dù bạn thuộc chủng tộc nào thì kim tự tháp vẫn là bằng chứng khoa học, công cụ biến đổi hoàn toàn hành tinh này, nên kim tự tháp được xây dựng với định hướng chính xác ở khắp nơi.

    Nguồn: The Mind Unleashed

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Bài 2

    Kim Tự Tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người.

    Kim tự tháp (chữ Hán: 金字塔, có nghĩa là tháp hình chữ “kim” 金) là một hình chóp có đáy là hình vuông, bốn mặt bên hình tam giác đều. Bốn mặt Kim Tự Tháp tượng trưng cho bốn yếu tố cấu thành vũ trụ: Thiêng Hỏa, Đại Thủy, Thần Phong, Thổ Mộc.

    Các công trình có hình kim tự tháp được xây dựng ở nhiều nền văn minh. Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là các kim tự tháp Ai Cập — các kim tự tháp vĩ đại được xây dựng bằng gạch hay đá. Ngành khảo cổ học cho rằng chúng được xây lên để làm lăng mộ cho các pharaoh. Đại kim tự tháp Giza là một trong những cái lớn nhất ở Ai Cập và trên thế giới. Nó và hai kim tự tháp nhỏ hơn Khafra và Menkaura là một trong Bảy kỳ quan thế giới, và là kỳ quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay. Người Ai Cập cổ đại dùng vàng chụp lên đỉnh các kim tự tháp và ốp các mặt ngoài bằng đá vôi trắng đánh bóng, dù nhiều tấm đá như vậy đã bị lấy đi sử dụng vào mục đích khác hoặc đã rơi mất trong lịch sử hàng nghìn năm của kim tự tháp.


    Ở phía nam Ai Cập, người Nubia cũng xây dựng các kim tự tháp. Họ xây chúng ở địa điểm xa hơn so với người Ai Cập nhưng chúng có kích thước nhỏ hơn. Các kim tự tháp Nubia được xây với góc dốc lớn hơn các kim tự tháp Ai Cập và chúng cũng không phải là các lăng mộ mà là nơi kỷ niệm những vị vua đã chết. Các kim tự tháp còn được tiếp tục xây dựng ở Nubia tới tận thập niên 300.


    Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp.

    Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá. Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị… Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.

    Kim tự tháp là gì?

    Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.

    Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.

    Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia. Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý. Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.

    Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?

    Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.

    Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn. Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi – một hằng số mà sau này. Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm – một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.

    Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm… để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).

    Nó được xây dựng như thế nào?

    Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.


    Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh… nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.

    Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã. Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.

    Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?


    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Tiếp theo trang trên

    Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy nhiên bản thân tôi thấy là không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.

    Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có “lực tay” tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.


    Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn. Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt. Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp. Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể.

    Xây dựng và hoàn thành

    Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.

    Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ…

    Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.



    Nét độc đáo của kim tự tháp đầu tiên ở Ai Cập

    Đại kim tự tháp Khufu (hay Cheops) ở Giza được cho là kim tự tháp nổi tiếng nhất Ai Cập. Tuy nhiên, Djoser mới là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng với hơn 4.600 năm tuổi, thuộc vương Vương triều thứ 3, tọa lạc tại Saqqara.


    Người chịu trách nhiệm thiết kế và thi công kim tự tháp này không ai khác ngoài Tể tướng Imhotep phục vụ dưới trướng Pharaoh Djoser. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa Djoser và Khufu là hình dạng của chúng. Không như Đại kim tự tháp, Djoser gồm 6 bậc tương tự như các kim tự tháp Ziggurat của người Lưỡng Hà cổ, do đó nó còn được gọi là kim tự tháp bậc thang Saqqara (Step Pyramid of Saqqara).

    Hình dáng độc đáo của kim tự tháp Djoser có thể được giải thích dựa vào lối kiến trúc được sử dụng trước thời các kim tự tháp ở Ai Cập cổ xuất hiện. Trong suốt thời kỳ Sơ Triều đại và Cổ Vương quốc, những công trình hình chữ nhật với phần mái mài phẳng và dốc ở các mặt bên là điểm đặc trưng cho những ngôi mộ của các thành viên ưu tú trong xã hội. Công trình dạng này được dựng lên từ gạch bùn hoặc đá, và được gọi là mastabas (nghĩa là ‘cái bàn bùn’ trong tiếng Ả Rập). Có lẽ với ý định cải tiến hơn các triều đại cha ông, vua Djoser đã quyết định xếp chồng 6 mastabas có kích thước giảm dần từ đáy lên tới đỉnh. Có khả năng, việc xây dựng kim tự tháp bậc thang phản ánh sự tiến bộ trong nhận thức về vương quyền của người Ai Cập, bởi công trình này tượng trưng cho cách thức các vị vua tiến nhập vào vương quốc thần linh sau khi chết.

    Dù là vì bất kỳ lý do gì thì kim tự tháp bậc thang Djoser cũng là một công trình kiến trúc tuyệt vời. Với độ cao khoảng 62m, kim tự tháp cao hơn hẳn những vùng cảnh quan ở Saqqara Necropolis nhưng cũng chỉ là một phần của khu phức hợp mai táng lớn hơn được dùng để thể hiện sự tôn kính muôn đời dành cho Pharaoh Djoser. Toàn bộ khu phức hợp rộng 15 ha được bao quanh bởi bức tường đá vôi cao 10,5m lấy từ mỏ đá Tura. Bức tường lớn được tạo thành từ 14 bức tường nhỏ mặc dù chỉ có 1 lối vào (ở phía nam của mặt tiến hướng đông) được sử dụng. Lối vào này được nối liền với Cung điện phía Nam (South Court) thông qua một hành lang gồm các cột đá vôi được tạc hình như những thân cây. Lối vào kim tự tháp nằm ở phía bắc của công trình và ngôi đền thực hiện việc mai táng cho Djoser cũng có thể được tìm thấy tại đây. Ngôi đền là trung tâm thờ cúng Ka (một phần linh hồn) thiêng liêng của vua Djoser. Những nghi lễ hàng ngày cũng như việc hiến tế cho pharaoh ở thế giới bên kia cũng diễn ra tại ngôi đền này.

    Kim tự tháp Djoser tồn tại vững chắc hơn 4,5 thập kỷ dù chịu nhiều tàn phá. Trong 10 năm qua, không ít nỗ lực trùng tu và tôn tạo công trình được triển khai. Tuy nhiên, việc phục hồi đã chịu nhiều chỉ trích do đã làm thay đổi kết cấu bên ngoài của công trình. Hơn thế nữa, phần nội thất của khu di tích cũng bị ảnh hưởng. Dù gặp nhiều phản đối nhưng công việc phục hồi kim tự tháp vẫn được phép tiếp tục.

    Shaolaojia sưu tầm và giới thiệu

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Bải 3

    Các giả thuyết về cách xây dựng kim tự tháp thời Ai Cập cổ đại
    Kim tự tháp vốn là niềm tự hào của người Ai Cập về một nền văn minh rực rỡ. Nhưng cho đến nay, nhân loại vẫn không ngừng tranh luận xoay quanh câu hỏi tại sao người Ai Cập có thể di chuyển nhiều khối đá, mỗi khối đá nặng tới 2,5 tấn để xây nên công trình vĩ đại này.

    Dưới đây là 3 giả thuyết khả thi nhất về cách xây dựng kim tự tháp của người Ai Cập.

    Giả thuyết 1: Người Ai Cập “lăn” đá xây kim tự tháp

    Quan điểm này được bắt nguồn từ một ý tưởng đã có từ thời xa xưa cho rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các thanh gỗ buộc quanh khối đá rồi lăn tới địa điểm đã định sẵn. Tuy nhiên ý tưởng này có một số vấn đề: dưới sức nặng của khối đá, các thanh gỗ này sẽ tạo ra một áp lực vô cùng lớn lên mặt đường và khiến cho đường đi có thể bị phá hủy nghiêm trọng.

    Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, người Ai Cập cổ đại phải di chuyển 40 khối đá mỗi ngày mới kịp tiến độ xây dựng. Nếu vậy thì cho dù con đường có được thiết kế tinh vi đến đâu cũng không thể chịu nổi mức độ tàn phá do sức nặng của khối đá gây ra, đồng thời yêu cầu các quy trình bảo dưỡng đáng kể. Nhà vật lý Joseph West và các cộng sự thuộc trường ĐH Indiana đã đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn khác, giúp cho phương pháp “lăn” đá này giảm được đáng kể mức thiệt hại gây ra đối với mặt đường, đồng thời có thể lăn được các khối đá dễ dàng hơn nhiều so với việc kéo lê.


    Ông và các cộng sự đã tiến hành phương pháp này bằng cách buộc các dây thừng xung quanh khối đá sao cho khối đá từ hình vuông giờ có dạng 12 cạnh, nhờ vậy có thể lăn dễ đàng. West đã thử nghiệm với một khối lăng trụ dài 40cm, cao 20cm và nặng khoảng 30kg. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 3 dây thừng buộc vào các mặt của khối đá, biến nó từ hình góc cạnh trở thành một khối có 12 cạnh. Sau đó, họ buộc thêm một sợi dây lên đỉnh khối đá và đo cường độ lực cần thiết để có thể di chuyển được khối đá. Theo đó, hệ số động lực học nếu di chuyển khối đá nhanh là 0,3 và cần 50 nhân công để có thể di chuyển khối đá nặng 2,5 tấn với tốc độ 0,5m/giây.

    Giả thuyết 2: Sử dụng nước để xây dựng kim tự tháp


    Nhóm các nhà vật lý thuộc Đại học Amsterdam (Hà Lan) lại cho rằng, câu trả lời cho bí ẩn này lại chính là nước. Dưới đây là hình ảnh được khắc trên nền mộ của vua Djehutihotep, tái hiện lại cảnh tượng một đoàn nhân công đang cùng nhau kéo một bức tượng lớn. Điều khiến các nhà vật lý chú ý đó chính là hình ảnh người thợ đứng ngay dưới chân của bức tượng đang đổ nước xuống lớp cát bên dưới.


    Các nhà vật lý sau đó đã tiến hành thử nghiệm thực tế bằng cách kéo một vật nặng trên cát. Họ nhận ra rằng khi ngấm nước, cát sẽ không bị đùn lên và cản trở vật nặng khi di chuyển. Nhờ vậy lực ma sát tác động lên vật kéo được giảm đáng kể và lực kéo giảm xuống còn một nửa. Kết quả là chỉ cần một số ít nhân công so với ban đầu để di chuyển được vật nặng cần thiết. Dù nhiều người tỏ ra hoài nghi về giả thuyết này nhưng các nhà vật lý Amsterdam tin rằng, nước chính là đáp án hoàn toàn khả thi và càng được củng cố niềm tin bằng những bức họa cổ chạm khắc từ thời xưa.

    Giả thuyết 3: Kim tự tháp được xây từ trong ra ngoài

    Kỹ sư xây dựng Peter James đã bác bỏ giả thuyết tồn tại nhiều thế kỷ nay khi cho rằng, người Ai Cập cổ đại không thể kéo các khối đá nặng hàng tấn lên các bờ dốc thoai thoải và xây kim tự tháp từ ngoài vào trong. Theo ông, thực chất họ đã xây từ trong ra ngoài. Cụ thể hơn, người Ai cập dựng phần lõi bên trong bằng những tảng đá nhỏ và nhẹ hơn, sau đó bao bọc bên ngoài bằng các tảng đá to được di chuyển nhờ giàn giáo.


    Theo James, cách thức người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp cũng giống như xây nhà thời hiện đại. Có khả năng là họ đã xây 4 góc kim tự tháp trước, tương tự như 4 góc nhà, sau đó tạo ra 4 lối vào ở trung tâm kim tự tháp. Tiếp theo, phòng chứa lăng mộ sẽ được xây bằng đá granite. Từ bờ tường của phòng cất chứa lăng mộ, người Ai Cập cổ đại có thể xây các bờ dốc thoải bên ngoài bằng những khối đá nhỏ và nhẹ hơn theo các đường ngoằn ngoèo đã định sẵn, xếp chồng lên nhau theo từng lớp một. Sau đó, họ sẽ kéo các tảng đá nặng theo những đường dốc thoải trên các ván trượt hoặc sử dụng giàn giáo gỗ để xếp đá bên ngoài kim tự tháp.

    James cho rằng, khi xây được phần còn lại của kim tự tháp, các tảng đá từ trên đỉnh trở xuống sẽ được đặt đúng chỗ và ăn khớp với cấu trúc như các miếng xếp hình Lego.

    Ông rất chắc chắn về giả thuyết của mình vì nhận thấy rằng không có khối đá nào có độ dày quá 30-40cm. Bên cạnh đó, ông có thể khẳng định thêm về giả thuyết của mình nhờ rada và máy quay nhiệt.

    Shaolaojia sưu tầm và giới thiệu

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts


    Sau 74 năm mất tích, người đàn ông đột ngột xuất hiện với dung mạo y xưa

    Vào một buổi tối tháng 6/1950, một người đàn với trang phục khác lạ xuất hiện ở Quảng trường Thời đại (Mỹ) và không lâu sau đó, ông bị một taxi đâm chết khi băng qua đường.

    Cảnh sát nhanh chóng tới hiện trường điều tra vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình điều tra, cảnh sát bất ngờ phát hiện người đàn ông này, có diện mạo giống hệt một người mất tích bí ẩn vào năm 1876.

    Cụ thể:
    - Theo cảnh sát trang phục của người đàn ông bị tai nạn có thể là thời trang hồi cuối thế kỷ 19.

    - Khi đứng ở Quảng trường Thời đại, người đàn ông này dường như cảm thấy lạ lẫm, bối rối bởi có nhiều xe cộ, dòng người tấp nập đi trên đường.

    - Ngoài trang phục khác lạ so với mọi người chung quanh, trên người người đàn ông còn nhiều món đồ khác lạ như những đồng tiền cũ kỹ không còn lưu hành trên thị trường (khoảng 70 USD); một tấm danh thiếp mang tên Rudolph Fentz có địa chỉ tại đại lộ số 5 (Fifth Avenue); một lá thư từ Philadelphia gửi tới địa chỉ trên có đề ngày tháng từ năm 1876 và tấm thẻ đồng mang tên một quán rượu không còn tồn tại ở New York cũng được tìm thấy trong trang phục của người đàn ông.

    Căn cứ vào địa chỉ ghi trên tấm danh thiếp, cảnh sát tới để điều tra nhưng kết quả, nơi đấy không phải địa chỉ nhà riêng mà là một doanh nghiệp.

    Rà soát danh bạ điện thoại của thành phố New York, cảnh sát không tìm thấy người nào có tên là Rudolph Fentz.


    Mở rộng điều tra, cảnh sát tìm được người con dâu của Rudolph Fentz - người kết hôn với Rudolph Fentz Jr. đang sống ở Florida.

    Theo người con dâu, bố chồng cô mất tích bí ẩn vào năm 1870 sau khi rời nhà để đi dạo và kể từ đó, Rudolph Fentz bố chồng của cô không bao giờ xuất hiện.

    Theo cảnh sát, có một điều kỳ lạ là người đàn ông tử vong năm 1950 ở Quảng trường Thời Đại có hình dáng giống hệt với những miêu tả về Rudolph Fentz của người con dâu.

    Đến nay, giới chức trách chưa thể giải mã được vụ án kỳ lạ này. Không ai có thể giải thích vì sao Rudolph Fentz biến mất 74 năm rồi sau đó có thể lại xuất hiện với diện mạo giống như năm xưa.


    Tư trang, giấy tờ mang trên người người đàn ông trong vụ án tai nạn giao thông năm 1950 (ảnh do cảnh sát cung cấp).

    Shaolaojia sưu tầm và giới thiệu.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •