Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Liêu Trai Chí Dị là gì ?

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts

    Liêu Trai Chí Dị là gì ?

    Diễn đàn cho em hỏi Liêu Trai chí dị là gì được không ạ ? Em hay nghe nói mà không hiểu gì, hỏi thì nhiều người giải thích rất lung tung, không rõ ạ.


  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Liêu trai chí dị là tên của cuốn sách ghi chép những chuyện kỳ quái, những chuyện không bình thường (dị) xảy ra quanh quẩn trong thư phòng của đám học trò. Sách gồm 432 truyện phần chính văn và 68 truyện phần Liêu trai chí dị thập di, tổng cộng 500 truyện. Đây là tập sách được coi là một kì thư, nội dung chủ yếu là đả kích chế độ cường hào ác bá, chế độ tập quyền, quân chủ xưa; tình yêu bệnh hoạn, loạn xì ngầu nhưng say đắm của những kẻ tập tành đòi làm kẻ sĩ, những người theo trường phái Nho gia... Tình yêu lứa đôi trong "Liêu trai chí dị" cũng phàm phu chứ không đạo mạo, đạo đức như nhiều người... lầm tưởng.

    Liêu Trai Chí Dị (chữ Hán: 聊齋志異), hiện đã được dựng thành phim xem rất hay đấy.
    Lần sửa cuối bởi nhan_voky; 19-12-2017 lúc 11:00 AM

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Liêu Trai Chí Dị (聊齋志異) "Liêu Trai Chí Dị" là một tác phẩm văn học thuộc loại cực hay, cực lạ của Trung Quốc cổ đại.


    Giải thích từ ngữ:

    1. Chữ liêu (聊): chữ liêu theo tiếng Hán có nghĩa là chuyện phiếm, chuyện tán gẫu, tán dzóc, tào lao v.v. kiểu như trảm phong, chém gió, trà chanh chém gió (trai phòng chém gió)...

    2. Chữ trai (齋): có nghĩa là chay, chay giới, chay tịnh thuần khiết nguyên chỉ nơi ở của người tu hành (trai phòng). Đối với kẻ đọc sách, xưa người ta thường dành một nơi thật yên tĩnh để học tập thường thì lấy trái nhà để làm nơi học tập nên còn gọi là thư phòng 書房 (trai phòng)

    3. Chữ chí (志): chí có nghĩa là ghi chép lại (tạp chí)

    4. Chữ dị (異): lạ, quái lạ, khác thường

    Tóm lại, cần hiểu "Liêu trai chí dị" nghĩa là sách ghi lại những chuyện tào lao, chuyện phím, chuyện quái dị chung quanh trai phòng của sĩ tử, thầy đồ.

    Tác phẩm do Bồ Tùng Linh (蒲松齡), một văn sĩ sống vào thời Minh mạt Thanh sơ trứ tác.

    Theo truyền thuyết, để hoàn thành tập truyện, Bồ Túng Linh phải mở một quán nước ở ven đường và ông ra giá "khách qua đường, người nào kể cho ông nghe một câu chuyện hay thì được miễn phí dùng trà". Về sau, ông tổng hợp tất cả các câu truyện trên, thêm mắm muối rồi đóng thành sách. (傳說《聊齋誌異》一書,爲蒲松齡在 邊設一茶攤,過路之人給他講一個故 事即可免費喝茶,而他將路人所講的 事整理成冊而成)。

    Liêu trai chí dị là tên của cuốn sách ghi chép những chuyện kỳ quái, những chuyện không bình thường (dị) xảy ra quanh quẩn trong thư phòng của đám học trò. Sách gồm 432 truyện phần chính văn và 68 truyện phần Liêu trai chí dị thập di, tổng cộng 500 truyện. Đây là tập sách được coi là một kì thư, nội dung chủ yếu là đả kích những kẻ tập tành đòi làm kẻ sĩ, những người theo trường phái Nho gia nhưng... rất bỉ lậu, phàm phu chứ không đạo mạo, đạo đức như nhiều người... lầm tưởng.

    Lời “Đề từ” của Liêu trai chí dị là một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt:

    Cô vọng ngôn chi cô thính chi
    Đậu bằng qua giá vũ như ty.
    Liệu ưng yểm tác nhân gian ngữ
    Ái thính thu phần quỷ xướng thi.
    (Ngư Dương Lão Nhân đề) (3)

    Dịch:

    Nói láo mà chơi! Nghe láo chơi!
    Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi.
    Chuyện đời hẳn chán không buồn nhắc,
    Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời.
    (Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu dịch).

    Bồ Tùng Linh đã họa vần lời Đề từ của Ngư Dương Lão Nhân như sau:

    "Chí dị” thư thành, cộng tiếu chi,
    Bố bào tiêu sác, mấn như ty.
    Thập niên phả đắc Hoàng Châu ý
    Lãnh vũ hàn đăng, dạ thoại thì.

    Dịch thơ:

    “Chí dị” làm xong, cất tiếng cười,
    Tóc mai trắng nõn, áo bào tơi.
    Mười năm mới hiểu lời Tô Tử, (4)
    Mưa lạnh, đèn tàn, kể láo chơi!
    (Giáo sư Nguyễn Huệ Chi dịch).

    *. Văn ngôn: hay còn gọi là cổ văn, là ngôn ngữ viết văn cổ của Trung Quốc, trái với bạch thoại là ngôn ngữ nói hiện đại về sau này.
    **. Vương Sĩ Trinh: Vương Sĩ Trinh (1634-1711), nguyên tên Sĩ Chân, tự Tử Chân, Di Thượng, hiệu Nguyễn Đình, biệt hiệu Ngư Tiên Sơn nhân, Ngư Dương Sơn Nhân, Ngư Dương Lão nhân; người đất Tân Thành, sống cùng thời với Bồ Tùng Linh, đậu Tiến sĩ, làm quan đến Thượng thư, là nhà thơ nổi tiếng về phong cách trữ tình, hoa lệ.
    ***. Tô Thức: Tô Thức (1037–1101), tự Tử Chiêm, Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà thơ lón Trung Quốc thời Nhà Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường, Tống. Ðó là : Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (đời Ðường), Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt và Tăng Củng (đời Tống).
    Tương truyền, khi Tô Đông Pha ở Hoàng Châu, lúc tiếp khách, thường bảo họ kể những chuyện khôi hài, phóng đãng, không cần giữ lễ. Ai không nói được thì ông ép nói chuyện ma quỷ. Lại có người nói không có ma quỷ thì ông bảo: “Cứ nói láo đi!” (Cô vọng ngôn chi).Trong bài thơ Đề từ, Vương Ngư Dương đã sử dụng câu nói này.

    Vài lời về tác giả:

    Bồ Tùng Linh - 蒲松齡 người huyện Truy Xuyên (淄川), tỉnh Sơn Đông. Ông sinh ngày 5 tháng 6 năm 1640 — mất ngày 25 tháng 2 năm 1715, tên chữ là Liêu Tiên, Kiếm Thần, Liễu Tuyền cư sĩ. Ông thi và đỗ tú tài khi 18 tuổi, nhưng phải mãi đến năm Khang Hi thứ 50 (1710) lúc qua tuổi xưa nay hiếm, 71 tuổi mới được bổ làm Cống sinh.

    蒲松齡(1640年-1715年,明崇禎十三年 -清康熙五十四年),字留仙,一字 臣,别号柳泉居士,山东淄川县(今 博市淄川区)人(族裔有争议)。世 称“聊斋先生”

    《聊齋誌異》,簡稱《聊齋》,又稱 鬼狐傳》,是中国清代蒲松龄所著的 篇小说集。全书共491篇,内容十分广 泛,多谈狐、仙、鬼、妖,反映了17世 纪中国的社会面貌。

    《聊齋》一書四百多篇短篇小說中, 刺貪刺虐的,有描寫窮苦書生和鬼、 、仙女等的愛情故事的,這些故事像 是作者自主創作以藉此來表達對社會 不滿和對愛情的嚮往,然而也有一些 事僅僅是厄情節怪異而已,其情節單 一,甚至只有短短十餘字,這些故事 像是作者創作而像百姓之間的傳說。 聊齋》一書可能既包含了完全作者原 創的作品,又包含了作者收集,加工 民間傳說
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •