Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ Chửi Đám Phản Động Lưu Vong, Đám Háo Danh, Cuồng Mỹ...


Nguyễn Cao Kỳ (sinh 1930 tại Sơn Tây - Hà nội, mất ngày 22 tháng 7 năm 2011 tại một bệnh viện ở Malaysia sau một thời gian lâm trọng bệnh, hưởng thọ 80 tuổi), là một chính khách của Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975. Ông từng là một tướng lĩnh Không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng, Phó Tổng thống (1967-1971) của Việt Nam Cộng hòa.

Trong nỗ lực cuối cùng, nhằm cứu vãn tình thế trước sức tấn công như vũ bão của quân đội Bắc Việt, vào xế trưa ngày 25 tháng 4 năm 1975 Nguyễn Cao Kỳ đã phát biểu trước khoảng 6 ngàn người "Thiên Chúa giáo hữu khuynh" về chuyện phòng thủ Sài Gòn, rằng "ông sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết, những kẻ chạy theo Mỹ là hèn nhát". Rằng "Phụ nữ và trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, dân Sài Gòn sẽ ở lại chiến đấu. Ông còn tuyên bố Sài Gòn sẽ trở thành một Leningrad thứ hai, nơi đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm. Việc phân phối vũ khí sẽ làm ngay, mọi người nên ở lại Sài Gòn".

Nhưng mọi chuyện không diễn ra như dự tính của ông. Trước sức mạnh của đối phương (Cộng sản), hơn nữa nhận thấy tình hình không thể cứu vãn nổi nên sau cuộc phát biểu, Nguyễn Cao kỳ lặng lẽ đi tới sân bay Tân Sơn Nhất để sắp xếp cho các máy bay di tản sang Thái Lan và đồng thời cũng bí mật ra lệnh cho một trực thăng đến đón mình. Sáng ngày 29 tháng 4, từ Bộ Tổng tham mưu ông đã dùng trực thăng UH.1 do chính ông lái, đưa vợ con ra Hàng không Mẫu hạm Midway để di tản ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.

Khi sang đến Hoa Kỳ, ông lần lượt định cư qua các nơi: Fairfax bang Virginia, New Orleans bang Lousiana, Seattle bang Washington State, Hacienda Heights bang California và Houston bang Texas.

Theo lời tự thuật của ông với báo chí khi rời khỏi Việt Nam ngay trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông chỉ kịp mang theo vài va-li nhỏ đựng vật dụng cá nhân và phải bỏ lại toàn bộ gia sản của ông, bao gồm một số lớn bất động sản, trang trại, máy móc, xe ủi tại Đà Lạt. Ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ.

Cũng theo tự thuật của ông, ông phải chịu nhiều châm biếm và dè bỉu từ người khác khi họ cho rằng ông chỉ làm bộ như vậy để che giấu món tài sản lớn mà ông đã mang theo trên thực tế. Những người khác thì cho rằng khi này ông thật sự nghèo khó khi so sánh ông với Nguyễn Văn Thiệu - người được đồn đại rộng rãi là đã mang nhiều của cải khi rời khỏi Việt Nam. Ông tự nhận xét là trong một giai đoạn dài ông không nhận được thiện cảm của bất cứ ai cả.

Từ năm 2004-2008, sau khi sống tại Hoa Kỳ, ông đã về Việt Nam bốn lần.

Sự trở về của ông cũng gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt. Đối với một số người, ông là sự phản bội và bị phản đối ở nhiều nơi. Nhưng với một số người khác, ông được xem như một biểu hiện của hòa giải, gác bỏ hận thù quá khứ.

Ông tuyên bố ủng hộ Nhà nước Việt Nam (Cộng sản) và lên tiếng chỉ trích những người tự xưng là đang tranh đấu cho Dân chủ, Nhân quyền... tại Việt Nam.

Theo ông, chuyện một số người Việt ở hải ngoại đòi Việt Nam có một thể chế dân chủ như ở Hoa Kỳ là điều rất sai lầm, vì dân chủ kiểu đó không phù hợp với thực trạng Việt Nam.

Chiều 15/1/2004, tại buổi họp báo ở khách sạn Sheraton (TP.Hồ Chí Minh) sau khi kêu gọi mọi người rũ bỏ hận thù, ông Kỳ nói: "Tôi cũng muốn nói thêm rằng những người mà giờ phút này, sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất mà vẫn ra sức chống đối là sai lầm. Đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để Việt Nam trở thành một con rồng châu Á."

Dưới đây, xin trích nguyên văn một số câu nói nổi tiếng, tuyên bố cứng rắn cuãng như nhận định của Tướng râu kẽm, Nguyễn Cao Kỳ:

1. “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.
— Nguyễn Cao Kỳ

2. “Hãy coi rằng ngày 30 tháng 4 là ngày quốc giỗ của Việt Nam Cộng hòa”.
— Nguyễn Cao Kỳ.

3. Nhận xét về những phong trào chống Chính phủ Việt Nam của các nhóm người Việt lưu vong ở hải ngoại ông Kỳ nói: "Nước Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà phục quốc ???
Chưa kể là một số người cho là 3 triệu người hải ngoại là nhân danh tổ quốc. Và tôi từng hỏi nếu họ thật sự yêu nước thì họ phải biết ngồi im và biết suy nghĩ chứ đừng đi theo một lũ côn đồ, hám danh hám lợi, lừa gạt mọi người. Cứ nhân danh chính nghĩa quốc gia, nhân danh tự do dân chủ, nhân danh chống cộng, dân chủ mà đi lừa gạt người ta... Mặc dù hàng ngày trong suốt hơn 30 năm rồi, bất kỳ một ông chính trị gia nào, một ông chủ bút nào cũng ra rả: "Chúng ta có sức mạnh, chúng ta có trí tuệ, chúng ta có chất xám, chúng ta có tiền, giờ chúng ta chỉ cần đoàn kết chúng ta sẽ có sức mạnh thay đổi chế độ trong nước". Nhưng trong suốt hơn 30 năm nay ở hải ngoại chưa bao giờ làm được chuyện đó và tôi nghĩ sẽ không bao giờ làm được. Bởi vì với kinh nghiệm hơn 30 năm cho thấy: khi tiền dồn lại cho một anh thì anh đó ôm tiền đi ... trốn luôn”.
— Nguyễn Cao Kỳ.

4. Khi được hỏi về chế độ "độc" Đảng ở Việt Nam, tướng râu kẽm phát biểu: “Một chính quyền độc đảng mang đến sự ổn định và kỷ luật thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ… Tôi cho rằng, thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay”.
— Nguyễn Cao Kỳ.

Shaolaojia_theo Internet