Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Hãy tự mình làm một bác sỹ để cứu mạng người thân...

Threaded View

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Hãy tự mình làm một bác sỹ để cứu mạng người thân...

    HÃY TỰ MÌNH LÀM MỘT BÁC SỸ ĐỂ CỨU MẠNG NGƯỜI THÂN – TRƯỚC KHI ĐT NHỜ NGƯỜI KHÁC GIÚP ĐỠ


    Thiều Gia giản giới_Nếu chỉ nhìn vào tiêu đề, nhiều bạn sẽ có những nhận xét, đánh giá thiếu xác đáng khi cho rằng người viết đã cố tình "giật tít" rồi... bỏ qua không đọc. Người viết (chính xác là biên tập) cho rằng sẽ là sai lầm nếu người nào có suy nghĩ như trên và thật lòng người viết không chỉ muốn mọi người đọc kỹ mà còn kêu gọi mọi người hãy chia sẻ bài viết để lúc cần, giúp cứu mạng người thân, người ngộ hoạn nạn. Những kiến thức dưới đây khi mọi người nắm vững, nếu làm tốt sẽ giúp người ngộ nạn không chỉ giữ được mạng sống mà còn phục hồi các chức năng hoạt động của cơ thế 100%. Nhược không thuần thục, không đầy đủ, bài bản... cũng đủ giúp người bệnh không phải mang di chứng tàn tật suốt đời. Rất mong mọi người lưu tâm !

    Xin quay lại vấn đề: Ngoài các cháu còn đương tuổi ăn tuổi học, tuổi bay nhảy, vô ưu vô lự v.v. không tính. Đại đa số những người thuộc lứa tuổi trưởng thành, trong cuộc sống hẳn cũng nhiều lần nghe những chuyện kiểu như ông nọ, bà kia đương khỏe mạnh bỗng lăn đùng ra chết.

    Đối với xã hội hiện đại, xét về nguyên tắc khi đời sống kinh tế, văn hóa xã hội phát triển thì chất lượng sống ngày càng được đảm bảo. Và cái nhẽ dĩ nhiên sức khỏe, tuổi thọ của con người cũng được bảo vệ nghiêm mật, ngày càng được kéo dài... Lý là như thế thế nhưng, trong thực tế có rất nhiều người lại không có cơ may được tận hưởng tính ưu việt của xã hội hiện đại. Đã thế, sự "ra đi" của họ thường là tuổi đời còn rất trẻ, hết sức đột ngột và... ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao họ chết và tại sao lại chết một cách chóng vánh, đột ngột ??? Lý đương nhiên theo khoa học, câu trả lời họ chết thường là do... đột quỵ (còn có tên gọi khác là đứt hay tai biến mạch máu não).

    "Tai biến mạch máu não" là thuật ngữ Y khoa dùng để chỉ 1 bệnh chứng rất nguy hiểm và thuật ngữ trên nhiều người từng nghe nhưng rất ít người hiểu một cách thấu đáo về nó. Dưới đây, Shaolaojia tập hợp một cách đầy đủ thông tin nhất về "Tai biến mạch máu não" và cách sơ cứu giản đơn nhằm trang bị những kiến thức sơ đẳng để khi cần, mọi người có thể vận dụng một cách hiệu quả trong việc cứu người.

    1. Khái niệm về tai biến mạch máu não

    Bệnh "tai biến mạch máu não" hay "đột quỵ não" là bệnh có nguy cơ tử vong đứng vào top hàng đầu (chỉ sau Ung thư và Tim mạch). Tai biến mạch máu não được biết đến là “kẻ giết người thầm lặng” trong xã hội hiện nay. Là nỗi ám ảnh cho con người đặc biệt là những bệnh nhân cao huyết áp. Theo thống kê tại một số trung tâm tim mạch cho thấy 30% những người ở lứa tuổi 25 - 40 tuổi có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Điều này cho thấy căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và không có dấu hiệu dừng lại về tỷ lệ bệnh nhân.


    Vậy tai biến mạch máu não là gì?

    "Tai biến mạch máu não" hay "đột quỵ" được ví là cơn đau não, nó có thể xảy ra với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. Là bệnh lý do tổn thương não đột ngột bởi các mạch máu bị vỡ hoặc do tắc nghẽn khiến máu không thể mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não dẫn đến tình trạng thiếu máu não.

    Khi bị cơn tai biến do tắc hoặc vỡ mạch máu, lúc này não sẽ ngừng hoạt động hoặc chết đi trong vài giây đến vài phút. Các phần não khi bị chết thì phần cơ thể tương ứng cũng theo phản xạ ngừng hoạt động.

    Tai biến mạch máu não gồm 2 dạng:

    - Xuất huyết não: Xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não (ít gặp nhưng gặp là toi).
    - Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn, tại nhánh đó bị thiếu máu và gây hoại tử.

    Bệnh tai biếm mạch máu não (nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ) nặng hay nhẹ phụ thuộc vào kích thước vùng não bị tổn thương.

    Ví dụ: 1 người bị cơn đột quỵ ngắn, có thể chỉ gặp những vấn đề nhỏ như yếu tạm thời vùng cánh tay hoặc một bên chân. Những người bị đột quỵ nghiêm trọng, nếu may mắn sống thường thì bị tê liệt vĩnh viễn một bên cơ thể, hoặc mất khả năng nói. Cũng có trường hợp phục hồi hoàn toàn sau 1 thời gian điều trị nhưng hơn 2/3 số người sống sót sau đột quỵ đều phải chấp nhận sống chung với 1 hoặc vài di chứng đến hết đời.

    2. Các triệu chứng lâm sàng bệnh tai biến mạch máu não

    Như trên đã nói, bệnh "tai biến mạch máu não" là bệnh nguy hiểm, bất cứ ai cũng có thể bị bệnh. Bệnh có thể có các dấu hiệu báo trước nhưng không đặc trưng và rất dễ bị bỏ qua như: đau đầu, chóng mặt, ù tai... Đặc biệt là nhức đầu: đau nhức 2 bên thái dương, hoặc có khi đau dữ dội một nửa đầu hay sau gáy kèm theo cứng cột sống.

    Một vài biểu hiện thường thấy như: liệt nửa người, hôn mê, mất cảm giác, khó nói hoặc không thể nói,... Ngay khi thấy một người đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên có biểu hiện liệt nửa người, rối loạn tri giác hoặc hôn mê... phải nghĩ ngay người đó bị "tai biến mạch máu não", đến "đột quỵ"

    3. Nguyên nhân:

    Tai biến mạch máu não không phải căn bệnh tự nhiên sinh ra, nó là hậu quả kéo theo từ các căn bệnh có sẵn trong cơ thể. Tai biến mạch máu não có quá trình ủ bệnh lâu dài nhưng chuyển biến lại đột ngột và ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh tai biến mạch máu não.

    a. Nhồi máu não - Thiếu máu não cục bộ

    - Huyết khối xơ vữa động mạch: gây tắc mạch tại chỗ hoặc lấp mạch từ động mạch đến động mạch.

    - Các chứng bệnh về tim gây lấp mạch máu não: Tim là nguồn co bóp và đẩy máu di chuyển đến các cơ quan, khi mắc bệnh thì quá trình co bóp theo đó bị cản trở. Lượng máu di chuyển đến các cơ quan không đủ dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ.

    - Bệnh lý mạch máu nhỏ do cao huyết áp: Đây là căn nguyên hàng đầu của tai biến mạch máu não. Cao huyết áp làm gia tăng tác động của máu lên các thành mạch và gây ảnh hưởng đến các cơ quan hoạt động của cơ thể. Người cao huyết áp có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não gấp 2, 3 lần so với người bình thường.

    b. Xuất huyết não

    - Ở người trung niên và lớn tuổi: tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu. Đặc biệt là dạng tăng huyết áp kịch phát kết hợp cùng xơ vữa động mạch và đái tháo đường. Còn ở người già nguyên nhân có thể là thoái hóa dạng bột và u não.

    - Ở người trẻ: chủ yếu do dị dạng động, tĩnh mạch, phình mạch, các chứng rối loạn do đông máu.

    Ngoài các nguyên nhân chủ quan nêu trên, nguyên nhân khách quan chủ yếu do con người tự tạo như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, chưa hợp lý. Trong đó:

    - Hút thuốc lá quá nhiều là tác nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Khi hút thuốc lá tăng quá trình xơ vữa động mạch, gây rối loạn mỡ máu và nguy cơ hình thành máu đông.
    - Các yếu tố khác như lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng rượu bia, chất kích thích và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguy cơ gây tai biến.

    4. Một số di chứng có thể xảy cho bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não:

    - Liệt cơ như liệt mặt, liệt nửa người, liệt tay chân, mất khả năng phối hợp vận động
    - Yếu cơ, run tay chân
    - Khó nói, khó nuốt, mất tiếng
    - Mất thăng bằng, chóng mặt, mất trí nhớ
    - Không kiểm soát được cảm xúc
    - Trầm cảm, thay đổi hành vi
    - Đau đầu
    - Tiểu tiện không tự chủ
    - Giảm thị lực như nhìn mờ, mù lòa ·
    - Viêm phổi, loét, hoại tử do nằm liệt giường lâu ngày.


    5. Làm gì khi phát hiện có người bị tai biến mạch máu não?

    Như trên kia đã giải thích, tai biến mạch máu não là bệnh chứng cực kỳ nguy hiểm, bệnh có thể đoạt mạng người trong một thời gian rất ngắn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

    Một điểm cần lưu ý là người bị đột quỵ, nếu may mắn được phát hiện và cứu chữa kịp thời thì khả năng phục hồi các di biến chứng là 100% và ngược lại, nếu phát hiện muộn tuy được cứu sống nhưng chắc chắn sẽ để lại các di chứng. Nhẹ thì gây khó khăn trong sinh hoạt, nặng thì gây tàn tật suốt đời.

    Bởi vậy, ngay sau khi phát hiện người bị "tai biến mạch máu não" như có biểu hiện hôn mê (có thể nghe hỏi nhưng không thể nói được); nâng tay thấy có dấu hiệu liệt... thì cần phải hiểu: Khi tình trạng đột quỵ xảy ra, nạn nhân lúc này sẽ đang chịu tình trạng mạch máu căng phồng, dễ vỡ do áp lực tắc mạch máu. Vì vậy nếu chúng ta không có những sơ cứu ban đầu như để bệnh nhân nằm im và tìm cách hạ áp lực trong mạch máu (dùng vật nhọn như kim, mũi dao chích vào các đầu ngón tay, ngón chân cho máu chảy ra) mà lại tìm cách bế xốc hay vác, cõng bệnh nhân đem đi cấp cứu khiến cho mạch máu bị vỡ thì điều chắc chắn, các bệnh nhân này dù có may mắn không chết trên đường đi cấp cứu, được cứu chữa kịp thời cũng mang các di chứng như méo miệng, liệt nửa người... và những di chứng này sẽ không bao giờ phục hồi được, thậm chí có người phải sống đời sống thực vật.


    Nguồn: http://www.thieugiathivantuyentapluc...uoi-khac-giup/
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    doancongtu (24-08-2020)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •