Giải đáp 1 số thắc mắc và hướng dẫn cách tập "phất thủ"

Do có một số võ sinh sau khi luyện bài "Trường thọ công" của Võ thuật Thiều gia, thấy trong đấy có phép "Thiết bản trường kiều" giống với lại phép "phất thủ" của phải Thiếu Lâm nên đặt câu hỏi về nguồn gốc phép "phất thủ" cũng như hiệu quả của phép này trong việc chữa trị bệnh. Về chuyện này, thầy đã có giải thích rõ trong Group của nhóm tập Khí công Online. Nay cũng đăng ra đây để mọi người cùng hiểu kỹ hơn.

Trước tiên cần giải thích: "Phất thủ - físhou- 拂手" là đọc theo phiên âm tiếng Hán Việt, nghĩa của nó, tiếng ta gọi là vẫy tay. Đây là một trong kỹ thuật (có người gọi là phép) không chỉ giúp cường thân tráng cốt mà còn ngăn ngừa và điều trị hiệu quả một số bệnh. Phép này, nghe đồn đãi do Đạt Ma sư tổ phái Thiếu Lâm sáng chế??? Ấy là nghe đồn đãi thế chứ theo mình nghiên cứu, Đạt Ma tổ sư không truyền lại Kỹ thuật này.

Theo nhiều tài liệu, Đạt Ma tổ sư đến TQ vào thời Nam Bắc triều (420-589), cụ thể là vào năm 527 theo lời mời của Lương Võ Đế và do nói chuyện không hợp ý nhà vua nên nhà sư bèn về chùa Thiếu Lâm tĩnh tâm tu luyện. Sau 9 năm mặt quay vào vách đá nhập thiền (sử gọi "cửu niên diện bích", trước khi nhà sư viên tịch (vào năm 537 hoặc năm 539) có truyền lại cho sư tăng chùa Thiếu lâm 02 bộ sách là "Dịch cân kinh" và "Tẩy tủy kinh". Tẩy Tủy Kinh vốn là phương pháp khai mở trí huệ bát nhã của Phật giáo còn Dịch Cân Kinh là phương pháp tập luyện thân thể, gia tăng khí lực.

Và như chúng ta đã biết, Dịch Cân Kinh có 12 phép luyện được mở đầu bằng phép "Vi Đà hiến trữ", kết thúc bằng phép "Điệu Vĩ thế"... trong đó không hề có kỹ thuật "phất thủ" (vẫy tay). Do vậy, có thể nhận định phép luyện này (phất thủ) hoàn toàn do người đời sau sáng chế từ kỹ thuật "Đơn phụng triều dương" (1 con chim phượng đứng nhìn mặt trời) hay phép "hấp dương công" (hút ánh nắng mặt trời), "thiết bản trường kiều" v.v. trong thuật dưỡng sinh dân gian cổ đại Trung Hoa. Kêu "Phép vẫy tay Đạt ma Dịch cân kinh" là do mọi người không hiểu, hoặc vì lý do nào đấy cứ đổ vấy cho đấy là kỹ thuật Đạt Ma dịch cân kinh.

Như trên đã giải thích và như mọi người thấy, kỹ thuật của "Phất thủ" thực chất là phép "Đơn phụng triều dương" (một con chim phụng chầu mặt trời), "Thiết bản trường kiều" v.v. trong thuật dưỡng sinh dân gian cổ đại Trung Hoa. Nó cũng rất giống với "Hấp dương công", một phép luyện nhãn, luyện thần trong võ thuật cổ truyền.

Bản thân phép "phất thủ", "Thiết bản trường kiều", "Đơn phụng triều dương" hay "hấp dương công", cũng đều rất giống nhau ở phương pháp luyện ấy là tĩnh tâm, thần tụ, thân linh, khí liễm... và về hình thể có những điểm tương đồng ấy là tay đưa ra giống nhau và đều cố ý mặt hướng về phía thái dương. Trong khi "Thiết bản trường kiều", "Đơn phụng triều dương" hay "hấp dương công" yêu cái "tĩnh" và lấy cái tĩnh để chế ngự động thì phép "phất thủ" lại hoàn toàn ngược lại, tức khuấy động cái động và lấy động chế tĩnh. Và do xuyên suốt quá trình tập, người tập chỉ chuyên chú đến quá trình "phất tay", không chú trọng đến hơi thở, không "điều tức" nên "phất thủ" chỉ đơn thuần là phép luyện chữa bệnh, không phải Khí công.

Tập "phất thủ" tốt không? Đang tập taiji và khí công, tập phất thủ có ảnh hưởng gì không? Tập khi nào thì tốt v.v. là những thắc mắc của không ít người, nhất là những người đang tập taiji, khí công. Để trả lời vấn đề này, thầy tóm lại như này:

1. Thời gia giành cho bạn tập thể dục buổi sáng thực chất không nhiều, chỉ trong vòng 1h30 (từ 5h00-6h30) và cần nhớ tại sao cổ kim chỉ nói "Sáng thể dục - chiều thể thao" mà không ai kêu ngược lại? Trước tiên bạn cần hiểu bạn không phải là vận động viên thi đấu chuyên nghiệp, bạn là người lao động (cả đầu óc lẫn chân tay) do vậy, sau 1 đêm nghỉ ngơi và năng lượng buổi tối các bạn nạp vào nó giống như tư liệu, tiền vốn để 7h30' sáng, khi bước vào buổi "giao dịch", bạn có vốn để... làm việc. Do đó, nếu mới sáng sớm ta hoạt động thể chất quá nhiều, lẽ tất nhiên sẽ tiêu tốn rất nhiều đơn vị calo... thì đương nhiên, cơ thể bấy giờ chẳng còn năng lượng, và nó giống hệt như người không vốn, không tài sản thế chấp, tay không mà bước vào sàn chứng khoán, bước vào buổi đấu giá á. Tức có vào, có tham dự nhưng cũng chỉ để nhìn, thậm chí là vào rồi ngồi ngủ gật mà thôi. Hiểu thế cho nhanh.

Đấy là lý do vì sao buổi sáng cổ nhân khuyên ta tập thể dục mà không ai khuyên thể thao.

2. Do phải dành sức để "chiến đấu" (cả đen và bóng nghĩa) nên, buổi sáng bạn cần vận động với lượng nhẹ nhàng, vừa phải và Khí công, TCQ, đi bộ, chạy nhẹ, phất thủ v.v. là những môn rất thích hợp. Tuy nhiên, như đã nói trên kia, với những người được coi là đại gia hay tỉ phú về thời gian mà lại... béo phì thì ngoài những vận động kể trên, cần thêm các môn vận động cơ bắp như vật, bóng chày, bóng rổ... mới làm quý dzị giảm cân, tiêu mỡ.

3. Tùy hoàn cảnh, thể tạng mỗi người để có thể tập cả KC, TCQ và phất thủ trong một buổi tập. Cái quan trọng là bạn cần gia giảm thế nào cho phù hợp. VD: buổi sáng sau khi tập TCQ, KC rồi, bạn vẫn có thể tập thêm phất thủ 5ph hay 10ph hoặc dăm bảy chục cái thì càng tốt, chẳng sao. Hoặc bạn có thể sắp lịch 2,4,6 học Khí công + phất thủ; 3,5,7 học TCQ + phất thủ v.v.

Tóm lại, nếu bạn có nhiều quỹ thời gian, lại tràn đấy sức lực thì buổi sáng, sau khi các bộ môn yêu thích, bạn chuyển qua tập phất thủ cũng tốt, rất tốt là khác.

Cuối cùng: Đối với 1 số bạn có ý định tập thêm "phất thủ" (thực chất là động tác Thiết bản trường kiều, Đơn phụng triều dương, Hấp dương công v.v., nhưng khác chỗ là làm nhanh và không luyện khí) để chữa bệnh thì xin lưu ý thêm 1 số điểm sau:

1) Lòng bàn tay khi đưa ra phía trước ngực cần để ngửa, cao không quá vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai.
2) Khi giật cánh tay ra sau, 2 lòng bàn tay từ chưởng biến thành câu thủ và cần giật hết cỡ ra sau, đồng thời nhón gót thật cao trong khi tư thức phải ổn cố, vững chắc (Chú ý chỗ này: Có nhiều người đặt ra Y/c khi thực hiện động tác nhón gót, đồng thời phải nhíu hậu môn. Thực ra kỹ thuật này không cần thiết và cũng không có hiệu quả gì, người ta đặt ra chỉ để thêm tính huyền bí, ảo diệu giống như các bạn đi thuê nhà nhưng chủ đặt điều kiện sau khi trả nhà, phải lau chùi sạch sẽ... và các bạn thấy đấy, điều kiện cũng chỉ là điều kiện còn việc thực hiện hay không do tâm người thuê nhà. OK.
3) Tập trung tinh thần, hít thở tự nhiên.
4) Có thể chia thành nhiều lần tập, mỗi lần tập từ 30 - 50 lần. Riêng tập giảm mỡ máu, giảm mỡ bụng, tiểu đường, tiền đình, huyết áp thì mỗi ngày dành 2h, chia 2 buổi sáng hoặc chiều để tập. Mỗi lần tập 1h liên tục, không ngắt quãng đứt đoạn và phải đạt từ 500 - 700 cái/lần tập.

Tp.HCM, ngày 7.7.2021
Shaolaojia.